Thêm bước đi chứng minh châu Âu muốn làm bạn với Nga

Ngày 17/5, Ủy hội Châu Âu (Council of Europe - CoE) đã tuyên bố khôi phục quyền bỏ phiếu hay tư cách thành viên của Nga với tổ chức này.

Quyết định được thông qua sau khi tiến hành bỏ phiếu công khai. Nga nhận được sự tín nhiệm bất ngờ khi 47 nước thành viên đạt tỉ lệ nhất trí 100%.

CoE là tổ chức cao nhất của châu Âu trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Tổ chức này đã loại bỏ tư cách thành viên của Nga khi nước này tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Cho đến nay, sau 5 năm, Nga được quay trở lại.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, quyết định này của CoE được Nga rất hoan nghênh.

Ông Lavrov nhấn mạnh: "Nga sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất với tư cách là thành viên. Bao gồm cả việc đóng phí, Nga sẽ đóng góp tích cực để CoE gó thể giải quyết các vấn đề nhân đạo, nhân quyền của châu Âu".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Moscow luôn là một quốc gia tích cực trong khu vực. Nếu CoE chấp nhận trao cho Moscow một "tiếng nói công bằng" trong mọi cơ chế, chúng tôi sẽ đảm bảo vai trò thành viên gương mẫu".

Thêm bước đi chứng minh châu Âu muốn làm bạn với Nga

Cuộc họp của CoE

Việc làm này của Ủy hội châu Âu được cho là bước đi đầu tiên trong việc phá băng trong mối quan hệ giữa EU và Nga. Đáng chú ý, CoE loại nhiều quyền thành viên của Nga khi liên quan đến bán đảo Crimea.

Vấn đề Crimea cũng là khởi nguồn cho các biện pháp trừng phạt mà châu Âu ủng hộ Mỹ áp đặt vào Nga. Truyền thông phương Tây đã cho rằng đây là bước đi đầu tiên để "câu chuyện Crimea" trở thành đề tài cũ và Moscow-Brussels cần hướng đến những hợp tác mới hơn.

EU dường như đang đến rất gần với việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt vào Nga. Điều này đã khiến Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin hôm 16/5 đã phải lên tiếng cảnh báo đầy lo lắng rằng "EU đang bước về phía Nga, đe dọa làm hủy hoại mọi nỗ lực mà Ukraine và EU đã có được trong nhiều năm qua".

Điều này chắc chắn một lần nữa làm rạn nứt thêm mối quan hệ giữa EU và Mỹ, vốn đã có nhiều mâu thuẫn gay gắt trong 2 năm qua, kể từ khi Tổng thống Trump nắm quyền. Thậm chí, hôm 16/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel còn nói trên truyền hình: "Trung Quốc, Nga và cả Mỹ thời Tổng thống Trump là những đố thủ thách thức nghiêm trọng đến quyền lợi và vị thế của EU".

Bà Merkel cũng cảnh báo về việc EU cần phải tự lực, chủ động hơn với vị thế của mình khi ở giữa tâm điểm tranh giành lợi ích của ba cường quốc trên. Bà phân tích: "Nga đe dọa về biên giới, Trung Quốc tác động đến kinh tế, còn Mỹ độc đoán với vị trí, EU cần phải cho thấy sự đoàn kết và có những bước đi của mình".

Brussels - Washington đang trong mối quan hệ phức tạp và đầy mâu thuẫn. Mỹ liên tiếp gây hấn với EU về các vấn đề mang tính tự quyết như Quỹ quân sự chung châu Âu, hợp tác 5G với Huawei, thuế nhập khẩu ô tô, trừng phạt Iran, mức chung chi chi phí hoạt động NATO 2% GDP...

Động thái CoE vừa thực hiện với Nga là lời cảnh báo đầu tiên: Crimea đã không còn là lý do đáng quan tâm trong mối quan hệ các bên. Và EU đã sẵn sàng cho một thời kỳ mới, độc lập và chủ động với mọi đối tác, bao gồm cả Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Nga là thành viên của CoE từ năm 1996. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2014 khi CoE tước nhiều quyền của phái đoàn Nga liên quan đến vấn đề Moskva sáp nhập Crimea.

Đến tháng 6/2017, Nga đã ngừng đóng phí hội viên của CoE, khiến cơ quan này gặp khó khăn tài chính khi quỹ hoạt động thiếu hụt 1,5 triệu euro. Thậm chí, giới chức Nga cảnh báo khả năng Moskva có thể rút khỏi CoE.

Vào tháng 4/2018, Tổng Thư ký CoE Turbiern Jagland tuyên bố nếu Nga không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong vòng hai năm thì cơ quan điều lệ của tổ chức là hội đồng bộ trưởng có thể xem xét vấn đề khai trừ. Thời hạn có thể tiến hành việc này là tháng 6/2019.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast