Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

(Baohatinh.vn) - Trong buổi chiều 17/7, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng đã đăng đàn trả lời về thực trạng và giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư ở các trường học trong giai đoạn hiện nay; tình hình thực hiện và quản lý, sử dụng các khoản thu trong các nhà trường và cơ sở giáo dục công lập; bệnh thành tích trong giáo dục…

"Tư lệnh" ngành thừa nhận bệnh thành tích trong giáo dục

Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, tổng thu theo số liệu báo cáo của các địa phương, trường học: Năm 2016 trên 475 tỷ đồng, trong đó huy động tăng cường cơ sở vật chất trên 184 tỷ đồng; năm 2017 trên 490 tỷ đồng, trong đó huy động tăng cường cơ sở vật chất trên 189 tỷ đồng. Trong đó, các khoản thu bắt buộc gồm (Học phí, bảo hiểm y tế học sinh) thực hiện theo các quy định của Nhà nước.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đối với khoản thu vận động đóng góp tăng cường cơ sở vật chất trường học hoặc thu phục vụ trực tiếp cho học sinh (đồng phục, gửi xe) được áp dụng theo hướng dẫn, thông tư của Bộ GD&ĐT và quy định của UBND tỉnh. Còn các khoản thu khác, gồm thu vận động đóng góp của cha mẹ học sinh để thành lập các quỹ thì không có quy định, chỉ thực hiện theo sự tự nguyện của phụ huynh.

Đối với việc sử dụng các khoản thu, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, cơ bản các cơ sở giáo dục sử dụng đúng chế độ hiện hành và mục đích vận động. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở không sử dụng đúng mục đích vận động, thu không đúng quy định.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Ông Trần Trung Dũng cho biết, Sở GD &ĐT chỉ đạo các trường chỉ thực hiện quỹ cha mẹ học sinh theo quy định của bộ; phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc thực hiện thu và triển khai ăn bán trú một cách rõ ràng, minh bạch.

“Bắt bệnh” thành tích trong giáo dục tại nghị trường, “tư lệnh” ngành GD&ĐT đã nêu rõ thực trạng chạy theo thành tích đang diễn ra ở cả các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. Người đứng đầu ngành GD&ĐT đã thẳng thắn nhìn nhận các diễn biến của thực trạng này ngay ở cơ quan quản lý như: Việc tham mưu các chỉ tiêu cao so với thực tế; triển khai một số mô hình mới nóng vội, chạy theo số lượng; tổ chức một số hội thi còn hình thức; việc đánh giá thi đua còn coi nặng thành tích mũi nhọn.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đối với các cơ sở giáo dục, áp lực đặt lên giáo viên, học sinh trong thi đua mũi nhọn, hội thi còn nặng; việc đánh giá xếp loại còn cào bằng, nâng thành tích. Ví dụ như: Giáo viên thì luôn đạt khá hoặc xuất sắc; học sinh hầu hết đủ điểm lên lớp; số học sinh xếp loại học lực giỏi tăng cao ở các lớp cuối cấp…

Giám đốc Sở GD&ĐT thừa nhận, trong một thời gian dài ngành chưa có các giải pháp quyết liệt, kịp thời trong việc chấn chỉnh các biểu hiện chạy theo thành tích. Đến năm học 2017-2018, trên cơ sở rà soát đánh giá chất lượng, hiệu quả các cuộc thi, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị bãi bỏ nhiều cuộc thi không thực sự cần thiết; bãi bỏ chế độ ưu tiên học sinh đạt giải các cuộc thi trong tuyển sinh vào các lớp đầu cấp…

Đội ngũ quản lý, bảo tồn di tích thiếu, yếu về chuyên môn và trách nhiệm

Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là kết quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nhận được nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu.

Đăng đàn trả lời chất vấn về lĩnh vực này, Giám đốc Sở VHTT&DL Bùi Xuân Thập cho biết, thời gian qua, thực hiện các quy định về công tác di sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở VH-TT&DL, các sở ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Giám đốc Sở VHTT&DL Bùi Xuân Thập trả lời chất vấn

Công tác quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quản lý chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật; bằng nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, đã triển khai nhiều dự án trùng tu, tôn tạo các di tích quốc gia; văn hóa phi vật thể và các hình thức sinh hoạt cộng đồng được quan tâm, chỉ đạo phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập cũng thừa nhận 8 tồn tại trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó, nổi lên một số vấn đề như: Việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trên lĩnh vực di sản văn hóa chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản của Trung ương, của tỉnh chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ vừa thiếu vừa yếu cả về trình độ chuyên môn và tâm huyết, trách nhiệm…

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt - Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh nêu 2 câu hỏi: Theo quan điểm của ngành, chúng ta nên thực hiện quản lý di tích theo mô hình phân cấp hay tập trung ở một đầu mối là ban quản lý di tích cấp tỉnh? Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di tích được xếp hạng, vậy có bao nhiêu di tích được trùng tu, nâng cấp và việc phát huy các giá trị di tích sau trùng tu như thế nào?

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đại biểu Đoàn Đình Anh

Đại biểu Đoàn Đình Anh (tổ đại biểu Cẩm Xuyên) nêu câu hỏi: “Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu về chuyên môn và trách nhiệm. Tại sao như vậy? Ai chịu trách nhiệm? Người đứng đầu ngành có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?”

Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thời gian tới, sở tăng cường rà soát, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di tích, hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên; nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn, đón tiếp tại các điểm tham quan di tích, đảm bảo mỗi di tích có ít nhất 1 người giới thiệu về lịch sử các di tích...

Hiện Hà Tĩnh đang thực hiện phân cấp quản lý di tích theo 3 cấp. Với thực tế tỉnh có số lượng rất lớn di tích nên việc việc phân cấp là phù hợp. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao năng lực của ban quản lý và có sự đầu tư tương xứng để nâng tầm di tích.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đối với việc trùng tu, tôn tạo di tích, tỉnh đã quan tâm, có sự đầu tư. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên còn không ít di tích chưa được trùng tu, nâng cấp; một số di tích gốc không được giữ gìn. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo theo quy định về phương án phân cấp, nhiều di tích Sở VH- TT& DL không theo dõi được nên việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, vì vậy thời gian tới sẽ tăng cường giám sát đối với công tác này.

Phần trả lời chất vấn về việc trùng tu, nâng cấp di tích của Giám đốc Sở VH-TT&DL chưa nhận được sự hài lòng của các đại biểu tham gia chất vấn. Các đại biểu cho rằng, vấn đề này cần được nhìn nhận rõ hơn, sâu sắc hơn và được thực hiện một cách khoa học, minh bạch hơn trong thời gian tới.

.....................

Những bất cập về xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương, nhiều dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đầu tư, sử dụng đất sai mục đích, để đất lãng phí; xử lý tồn đọng trong cấp đấy trái thẩm quyền... khiến lĩnh vực tài nguyên và môi trường (TN&MT) tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu, cử tri trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 17/7.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Tiếp tục về vấn đề giao đất, cho thuê đất sản xuất kinh doanh một số vị trí dọc tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y chất vấn: Việc giao đất, cho thuế đất đối với các dự án ở đây đã thật sự phù hợp với quy hoạch chung chưa?

Hơn nữa, nếu xem xét về quy hoạch khu, cụm công nghiệp thì có hợp lý không khi ở phía Bắc có Cụm công nghiệp Phù Việt (Thạch Hà) và phía Nam có Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên). Trong khi, hai cụm công nghiệp này hiện nay vẫn chưa được lấp đầy? Việc giao đất có căn cứ vào nhu cầu sử dụng sát thực tế của dự án hay chỉ dựa vào việc nhà đầu tư “xin bao nhiêu thì cấp bấy nhiêu”? Hiện nay các dự án chưa có đường gom mà đấu nối trực tiếp với đường tránh, điều này gây nguy hiểm về giao thông, hướng xử lý trong thời gian tới như thế nào?

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Liên quan đến câu hỏi này, Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã cùng tham gia làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.

Về nội dung cho thuê đất sản xuất kinh doanh một số vị trí dọc tuyến đường tránh thành phố Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho biết, vấn đề này đoàn giám sát của BTV tỉnh ủy đang tiến hành kiểm tra, làm rõ và tháng 8/2018 sẽ có kết quả.

"Nóng" vấn đề giao đất, cho thuê đất

Mở đầu phiên chất vấn về lĩnh vực TN&MT, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành đăng đàn trả lời về thực trạng và giải pháp xử lý các dự án được giao đất, cho thuê đất vi phạm pháp luật; chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng không hiệu quả.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành đăng đàn trả lờii chất vấn

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh (tính từ năm 2011 đến tháng 6/2018) có 804 tổ chức được giao, cho thuê đất, với diện tích: 3.660,65 ha. Qua rà soát, kiểm tra có 180 dự án, công trình của 173 tổ chức vi phạm như: Chậm tiến độ đầu tư, chưa triển khai dự án, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không hiệu quả...

Quan tâm đến nội dung này, đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu Cẩm Xuyên) nêu thực trạng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đang có 4 dự án được giao đất, cho thuê đất chậm sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả và yêu cầu ngành chuyên môn có giải pháp xử lý.

Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành nêu giải pháp: Kiên quyết xử lý thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức được giao, cho thuê đất chậm đầu tư, sử dụng đất sai mục đích, để đất lãng phí; xử lý nghiêm những trường hợp dây dưa, cố tình trốn tránh, chây ỳ, không chấp hành các kết luận thanh, kiểm tra, kể cả các tổ chức sử dụng đất và cơ quan quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

“Đối với những dự án mới đầu tư, sở sẽ phối hợp với cơ quan truyền thông thông tin cho người dân biết về thời gian của dự án để toàn dân cùng giám sát, kịp thời phát hiện những vi phạm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc kết luận thanh, kiểm tra đúng quy định, tránh chồng chéo, hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của các đối tượng kiểm tra.” - Giám đốc Hồ Huy Thành cho biết thêm.

Chất vấn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đại biểu Bùi Nhân Sâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nêu câu hỏi: “Theo báo cáo, tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt đến 90%, nhưng hiện nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được. Vấn đề này thời gian tới sẽ xử lý như thế nào?”

Giám đốc Sở TN&MT thông tin, hiện toàn tỉnh còn hơn 20.000 giấy CNQSD đất chưa được phát cho dân. Nguyên nhân là do một số không đến nhận do giấy chứng nhận cũ đang thế chấp tại ngân hàng (đối với đất ở), việc phối hợp giao giấy giữa 3 bên: Ngân hàng - người sử dụng đất - UBND cấp xã chưa được một số địa phương thực hiện; nhiều trường hợp giấy chứng nhận đất nông nghiệp đã ký nhưng người dân không đến nhận.

Có hay không vi phạm trong giao đất, cho thuê đất dọc đường tránh TP Hà Tĩnh?

Theo tư lệnh ngành TN&MT, các dự án đã được giao, cho thuê đất khu vực đường tránh QL1A đoạn qua TP Hà Tĩnh đều đảm bảo các căn cứ theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư…

Tuy nhiên, khu vực này chưa có quy hoạch chung và quy hoạch phân khu xây dựng; các dự án chủ yếu đang được bố trí bám quy hoạch đường gom hai bên đường tránh. Việc này dẫn đến tình trạng các dự án chưa được bố trí một cách hợp lý theo phân khu chức năng, phù hợp với từng nhóm ngành nghề kinh doanh; chưa có định hướng phát triển hạ tầng chung trong khu vực để khai thác quỹ đất trong dài hạn.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Hà (tổ đại biểu Hương Khê)

Liên quan đến nội dung giao đất trước khi có quy hoạch chung, đại biểu Nguyễn Văn Hổ (tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh), Nguyễn Thị Thúy Nga (tổ đại biểu Can Lộc), Nguyễn Thị Việt Hà (tổ đại biểu Hương Khê), Đoàn Đình Anh (tổ đại biểu Cẩm Xuyên)… chất vấn các vấn đề: Trách nhiệm thuộc về ai và công tác rà soát nhu cầu sử dụng đất trước khi tiến hành giao đất đã được thực hiện như thế nào?

Khẳng định việc này không vi phạm các quy định pháp luật, tư lệnh ngành TN&MT nhấn mạnh: “Tôi khẳng định, nội dung này không có vi phạm. Chỉ có hạn chế là thiếu quy hoạch chung, quy hoạch liên khu để cân đối quỹ đất, công năng sử dụng…”

Riêng trăn trở của đại biểu Nguyễn Thị Việt Hà về việc một số doanh nghiệp cho thuê lại sau khi được giao đất, Giám đốc Sở TN&MT tiếp thu: “Ngành sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp nào thực hiện không đúng mục tiêu dự án thì kiên quyết xử lý”.

Xử lý rác thải - cần hơn những giải pháp chiến lược

Các đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu Cẩm Xuyên), Trần Hậu Tám (tổ đại biểu Thạch Hà), Nguyễn Văn Hổ (tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) cùng tham gia chất vấn về thực trạng xử lý rác thải còn nhiều bất cập hiện nay. Theo đó, việc xử lý rác sinh hoạt, tình trạng ô nhiễm tại Nhà máy rác Cẩm Quan, nước thải tại các khu du lịch, cụm công nghiệp; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở một số hồ, sông suối… đã được đại biểu nêu và yêu cầu ngành chuyên môn có giải pháp xử lý.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đại biểu Đặng Quốc Cương - tổ đại biểu Cẩm Xuyên

Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề xử lý rác, Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành phân tích: Những khó khăn trong việc xử lý rác thải ở Hà Tĩnh chịu sự chi phối của 2 yếu tố, khối lượng rác phát sinh lớn nhưng kinh phí bố trí ngân sách thực hiện xử lý rác thải còn hạn chế. Vì vậy, giải pháp đầu tiên đó là HĐND tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn đang triển khai việc phân loại rác để giảm chi phí đầu tư cho việc xử lý rác thải.

Đối với vấn đề rác thải ở khu công nghiệp, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, các nhà máy đều có đánh giá tác động môi trường, phương án xử lý nước thải khả thi trước khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về môi trường thời gian qua còn hạn chế. Ngành sẽ phối hợp với các địa phương, sở ngành liên quan tăng cường công tác này trong thời gian tới.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đại biểu Đỗ Khoa Văn - tổ đại biểu Thạch Hà

Quan tâm đến việc thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải, đại biểu Đỗ Khoa Văn (tổ đại biểu Thạch Hà) đặt vấn đề: “Ngành TN&MT cần tính toán nguồn rác cho các nhà máy xử lý rác và xem xét hiệu quả bền vững của các lò đốt rác ở các xã”. Đối với vấn đề này, câu trả lời của người đứng đầu ngành chuyên môn chưa rõ và đại biểu Đỗ Khoa Văn tiếp tục nêu quan điểm: “Thực tế đang diễn ra việc cạnh tranh rác của các nhà máy xử lý rác và từ đó cho thấy câu chuyện quản lý cần được quan tâm hơn. Cần làm tốt việc quy hoạch trong xử lý rác thải và nên kiên quyết dừng mô hình xử lý nhỏ lẻ tại các địa phương để để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư”

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trả lời về quản lý thu chi trong trường học

Đồng tình với đặt vấn đề của đại biểu Đỗ Khoa Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, việc sử dụng các lò đốt rác chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài việc xử lý rác thải phải qua các nhà máy với công nghệ hiện đại. Thực tiễn đã xuất hiện những mâu thuẫn trong việc cùng áp dụng các phương thức này, vì vậy tỉnh đang chỉ đạo rà soát quy hoạch để từng bước thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải. Trong đó, những địa bàn bức xúc trong xử lý rác thải sẽ được ưu tiên triển khai kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy trước.

Báo Hà Tĩnh tiếp tục cập nhật thông tin diễn biến kỳ họp.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast