Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Sau đây là những bộ phận dễ hỏng hóc hay dở chứng và khiến các chủ xe tốn kém chi phí sửa chữa nhất nếu không được bảo dưỡng đúng cách.

Hệ thống đèn xe

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Hệ thống đèn xe có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ.

Nguyên nhân của việc đèn “dở chứng” không sáng nữa là vì thường xuyên bị xóc mạnh do điều kiện đường sá Việt Nam nhiều “ổ gà”, các sự cố va chạm, nguồn điện không ổn định, hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.

Lời khuyên để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi vào những đoạn đường xấu gây dằn xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều “ổ voi, ổ gà” thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.

Hệ thống cần gạt nước

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Hệ thống cần gạt nước đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa, có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính.

Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn.

Cảm biến Oxy

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Cảm biến Oxy thường được bố trí trên các ống thải của động cơ. Cảm biến này có thể coi là quan trọng nhất trên ô tô đời mới.

Cảm biến Oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về bộ xử lý trung tâm (ECU) nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.

Cảm biến Oxy sẽ báo cho bộ xử lý trung tâm của động cơ biết những thông tin liên quan đến các thành phần khí thải của động cơ. Từ đó ECU sẽ điều chỉnh thời gian kéo dài của việc cung cấp nhiên liệu sao cho những hóa chất có ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa.

Ngoài ra, khi xe không vượt qua được đợt kiểm tra kỹ thuật định kỳ hàng năm (annual inspection) do hàm lượng của một số hóa chất trong khí thải (CxHy, NOx, CO, SOx, ... ) vượt quá trị số cho phép và gây ô nhiễm môi trường, thường phải thay mới bộ cảm biến Oxy.

Khi cảm biến bị hư hỏng thường xảy ra một số hiện tượng như sau: Đèn Check Engine phát sáng, mức tiêu hao nhiên liệu tăng, tăng tốc không tốt, tốc độ cầm chừng không ổn định, mức độ ô nhiễm môi trường tăng…

Phanh xe

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Có thể nói phanh xe ôtô là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,… Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.

Sơn vỏ xe

Sự xuống cấp của lớp sơn bóng vỏ xe hoàn toàn là do tác động chủ quan của con người, ngay cả khi không bị va quẹt. Khi chiếc xe mới xuất xưởng, nước sơn bóng loáng như gương, nhưng chỉ sau khoảng một năm sử dụng, lớp sơn bóng của nhiều chiếc xe đã có thể bị hàng triệu vết xước li ti làm hỏng. Nguyên nhân của việc này là do quá trình rửa xe không đúng kỹ thuật hoặc dùng khăn lau xe khi vỏ xe nhiều bụi bẩn. Khi đó, cát bẩn sẽ bám vào chiếc khăn và chà xát vào vỏ xe, làm xước sơn bóng.

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Lời khuyên không nên dùng khăn lau xe khi vỏ xe bám bụi bẩn, mà chỉ lau sau khi rửa sạch với mục đích là lau khô nước. Khi rửa xe, phải dùng súng phụt nước áp suất cao phụt kỹ chất bẩn bám trên vỏ xe trước khi rửa lại bằng hóa chất chuyên dùng. Các khu vực vỏ xe bẩn hơn (như nẹp hông, các chắn bùn, cản trước và sau…) cần được rửa riêng.

Các bộ lọc trên ô tô

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Ví dụ như bộ lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, bộ lọc dầu động cơ, lọc nhiên liệu đều có vai trò lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng không khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.

Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.

Những bộ phận nào trên ô tô thường “dở chứng” nhất?

Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác dễ hư hỏng như các ống phân phối nhiên liệu, các cầu chì, hệ thống dây dẫn điện trên ô tô.

Theo CafeAuto

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast