Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

(Baohatinh.vn) - Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thôn Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã là vùng kinh tế mới phát triển sôi động. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn gần như biệt lập với bên ngoài do thiếu đường, thiếu điện.

Đổi thay vùng “rừng thiêng nước độc”

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Khe Thờ đang hướng đến vùng du lịch sinh thái trải nghiệm phía Tây của huyện Can Lộc

Từng là công nhân Công ty cao su Hương Khê lên vùng đất Khe Thờ khai khẩn lập nghiệp đầu tiên vào năm 2001, sau gần 20 năm cần cù, chịu khó, gia đình anh chị Nguyễn Thái Sơn, Hà Thị Thái đã có một cơ ngơi đáng mơ ước: 5 ha cam chanh đang thời kỳ thu hoạch, 7ha keo tràm, 30 con bò… Tổng doanh thu bình quân hằng năm đạt trên 1 tỷ đồng.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Riêng với 3 ha cam chanh trong giai đoạn thu hoạch, gia đình anh Sơn thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm

Không chỉ gia đình anh Sơn, gần 50 hộ dân ở khu vực Khe Thờ đều đã có chung nghị lực vượt khó làm giàu, bằng bàn tay và trí óc biến tiềm năng đất đai thành của cải vật chất.

Trước những năm 2000, khu vực núi Khe Thờ (cách trung tâm thôn Khe Thờ chưa đầy 4 km về phía Tây) là một vùng đồi núi hẻo lánh, xa lạ với bên ngoài. Bắt đầu từ năm 2001, Công ty Cao su Hà Tĩnh mở rộng diện tích trồng cây cao su lên vùng đất này và bố trí một đội công nhân bám trụ để sản xuất.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Cam chanh ở Khe Thờ nổi tiếng bởi quả to, mẫu mã đẹp và chất lượng cao

Sau một thời gian, nhiều hộ dân ở các địa phương như: Đồng Lộc, Trung Lộc, Thượng Lộc… cùng di dân lên lập trại làm kinh tế ở Khe Thờ, biến vùng “rừng thiêng nước độc” thành một vùng kinh tế mới, vừa sản xuất cao su vừa phát triển kinh tế trang trại cho đến bây giờ.

Đến thời điểm hiện tại, mỗi hộ dân ở đây đã quản lý một trang trại với giá trị không nhỏ. Bình quân mỗi hộ có 3 ha cam chanh, 5 ha keo tràm, hàng chục con trâu bò… Thu nhập hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng/hộ. Cụm dân cư Khe Thờ đã và đang trở thành vùng kinh tế trang trại trọng điểm của thị trấn Đồng Lộc.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Từ sự quyết tâm và cần cù, chịu khó, người dân ở đây đã biến vùng “rừng thiêng nước độc” thành một vùng kinh tế mới trù phú, sôi động

Theo ông Nguyễn Viết Sỹ - Trưởng thôn Khe Thờ, điều kiện khắc nghiệt cũng gây cản trở nhiều đối với sự phát triển của vùng đất này. Tuy nhiên, như một sự chọn lọc tự nhiên, sự thử thách đó đã giữ lại được những con người lao động giỏi, cần cù, chịu khó, kiên cường, không đầu hàng khó khăn để có được một vùng kinh tế mới Khe Thờ phát triển sôi động, trù phú như hôm nay.

Giàu có nhưng vẫn... biệt lập

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Giao thông gây cản trở trong phát triển sản xuất và đời sống vùng Khe Thờ

Giàu nhưng vẫn vô vàn khó khăn là một nghịch lý đang tồn tại nơi vùng đất Khe Thờ này. Khó khăn lớn nhất và cũng là điều mỗi cư dân ở đây thèm khát nhất, đó là một con đường.

Được biết, trước đây, Khe Thờ từng có một con đường nối từ Tỉnh lộ 70 cắt rừng vào trung tâm; tuy không lớn nhưng cũng tạm đáp ứng nhu cầu đi lại. Tuy nhiên, sau khi đập Khe Thờ nâng cấp, một đoạn đường đã biến mất trong lòng hồ, vùng kinh tế mới hoàn toàn bị cô lập.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Mọi nhu cầu đi lại, giao thương hằng ngày của người dân đều qua con đường gập ghềnh này

Sau một thời gian phải đi vòng tới trên 16 km để ra trung tâm thôn, các hộ dân đã tự bỏ tiền (gần chục triệu đồng/hộ), bỏ công cắt rừng mở một con đường nhỏ từ Tỉnh lộ 70 vào cụm dân cư (hơn 2 km). Mặc dù đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng và nhiều công sức để mở đường nhưng việc đi lại, giao thương vẫn là nỗi ám ảnh về con đường đồi dốc, mặt đường trồi trụt, xói lở...

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Chiếc cầu bê tông được thôn đầu tư xây dựng

Giao thông trắc trở đã ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi hoạt động đời sống của bà con, đặc biệt gây thiệt thòi cho “thủ phủ” cam chanh với hàng trăm tấn sản phẩm, hàng trăm ha rừng tràm nguyên liệu.

“Sản phẩm làm ra luôn bị tư thương ép giá với mức giảm trừ quá lớn. Mỗi kg cam, nếu bán tại gốc bình thường 30.000 đồng thì của chúng tôi chỉ bán được 20.000 đồng. Mà nếu chở ra ngoài trung tâm bán cho được giá thì tính ra không đủ bù hao phí phương tiện, thậm chí đối mặt với nguy hiểm. Trong khi đó, chi phí cho các loại vật tư phân bón lại luôn đội giá nhiều lần…” - anh Nguyễn Thái Sơn bày tỏ.

Không chỉ khó khăn về giao thông, cụm dân cư Khe Thờ còn “chịu khổ” bao năm qua với điện.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Chiếc công tơ tổng đầu nguồn của cả vùng kinh tế mới Khe Thờ

Với lý do số hộ dân ít, ngành điện không thể đầu tư, gần 50 hộ dân cụm Khe Thờ đành phải góp tiền, góp sức mua dây, dựng cọc để tự kéo điện về sử dụng với chi phí không hề nhỏ.

Trong điều kiện tạm bợ, vá víu, đường dây dài hàng mấy km không chỉ tiềm ẩn nhiều hiểm nguy do rò rỉ điện, người dân ở đây còn luôn chịu cảnh có điện cũng như không.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Dây điện buộc tạm bợ trên những chiếc cọc khẳng khiu mục nát

“Điện chỉ sử dụng được đối với những thiết bị có công suất tối thiểu nhưng cũng chập chờn lúc có lúc không. Những ngày hè chủ yếu sử dụng mo cau làm quạt mát. Bóng đèn compact cũng chỉ sáng được loại bóng 5W trở lại.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Dây điện men theo sườn núi...,

Trước đây mới kéo điện về, nhà nhà hăm hở mua máy bơm điện để tưới vườn nhưng đều phải trả lại hết do không sử dụng được. Nói là có điện nhưng phải sử dụng máy bơm nước bằng động cơ xăng, dầu, chi phí rất lớn. Đã vậy, giá điện lại cao ngất ngưởng do hao phí trên dây dẫn rất nhiều…” - anh Trần Đình Lan ở cụm dân cư Khe Thờ bày tỏ.

Khe Thờ - giàu vẫn... “cô độc”!

Dây điện bò trên cả mặt đường

Theo ông Nguyễn Đình Tứ - Quyền Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Lộc, thời gian qua, chính quyền địa phương xác định, Khe Thờ là vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời có đủ tiềm năng để xây dựng du lịch sinh thái. Vì vậy, mong muốn có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng để vùng đất này tiếp tục phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế; đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast