Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.
Khởi điểm là công nhân cao su, song, nhờ mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế, kiên trì, chịu khó học hỏi, giờ đây, vợ chồng ông Phan Văn Thanh (SN 1969) - bà Phan Thị Hiền (SN 1970) ở thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã là chủ HTX cam có thương hiệu, cho doanh thu lớn.
Nhờ chuyển đổi cách thức trồng cam chanh theo hướng VietGap, vợ chồng anh Phan Trọng Nam (SN 1980) - chị Nguyễn Thị Hải (SN 1986, cùng trú thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tiên phong xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đạt chuẩn OCOP đầu tiên của huyện.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống chuyển đổi số, kinh tế số trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh, đồng thời tiếp tục xúc tiến sản phẩm lên các sàn thương mại điển tử.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh bày tỏ vui mừng khi chất lượng cam của Hà Tĩnh rất tốt, hương vị đậm đà. Điều này cho thấy bà con đã tuân thủ quy trình kỹ thuật trong công tác trồng và chăm sóc cây. Đặc biệt, đa số người dân đã chú trọng cân đối việc sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ sản xuất khá phù hợp.
Thời điểm này, các vườn cam Hà Tĩnh đã vào mùa thu hoạch. Cam đầu mùa mức giá phổ biến từ 12.000 - 25.000 đồng/kg, một số loại đặc biệt có giá cao hơn.
Nữ giám đốc HTX “một vai hai gánh” Phan Thị Tuyết (SN 1988, ở thôn Bình Quang, xã Đức Liên, Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn lăn lộn, đồng hành cùng bà con nông dân trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng, ổn định giá cả và đầu ra.
Nhờ thực hiện quy trình khép kín từ trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến liên kết với các cửa hàng đại lý trong, ngoài tỉnh, sản phẩm cam Hà Tĩnh đã ngày càng vươn xa.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4, năm 2020 dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 18 -20/12 hoặc 25 - 27/12) tại Trung tâm Thương mại Vincom Plaza, TP Hà Tĩnh.
Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất ra 4 sản phẩm từ quả cam của Hà Tĩnh gồm: mứt cam sấy dẻo, tinh dầu cam, nước rửa chén hữu cơ và dòng rượu cam (rượu cam và vang cam).
Từ một vùng quê miền núi đói nghèo, lạc hậu, giờ đây, nhờ các vườn cam, đồi chanh... mà bức tranh NTM ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã trở nên tươi tắn và giàu sức sống.
Cuối đông. Hòa trong tiết hanh hao của đất trời, trên những đồi cam chín vàng trĩu quả, không khí càng thêm rộn ràng khi các nhà vườn đang vào mùa thu hoạch để mang sắc xuân đến với mọi nhà.
Trên thị trường Hà Tĩnh, hiện nay giá chanh quả miền Nam từ 30.000 - 35.000 đồng/kg và khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg đối với chanh địa phương. Đổi chiều với thị trường chanh, giá cam tiếp tục “rớt hạng”, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg...
Chiều 22/11, Sở Khoa học & Công nghệ, UBND huyện Hương Sơn phối hợp tổ chức lễ công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Cam Sơn Mai” cho sản phẩm quả cam chanh của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thôn Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã là vùng kinh tế mới phát triển sôi động. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn gần như biệt lập với bên ngoài do thiếu đường, thiếu điện.
Sáng nay (31/10), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trao giấy chứng nhận VietGap cho HTX Nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm, xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh).
Với mục tiêu xây dựng “thủ phủ” trồng cam chất lượng cao vùng bán sơn địa, từ năm 2018 đến nay, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phát triển được hơn 12 ha cam chất lượng cao. Đây được xem là mũi đột phá trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
Những vườn cam chanh đạt chuẩn Vietgap ở Hà Tĩnh đã bắt đầu rục rịch vào kỳ thu hoạch. Những cây cam trĩu quả cho năng suất, sản lượng cao đang được các chủ vườn chăm sóc cẩn thận hứa hẹn mang về tiền tỷ.
Từng là cây trồng chủ lực của địa phương, nhưng hơn 3 năm trở lại đây, diện tích cam chanh ở xã Cẩm Yên (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đang giảm dần. Cam chanh Cẩm Yên không còn giữ được độ ngọt thơm, vàng óng mà chất lượng xấu đi rõ rệt…
Vào những ngày cuối năm, nếu có dịp ghé đến xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thực khách sẽ bị “hút hồn” bởi những vườn cam sai trĩu quả, màu vàng óng lấp ló sau những tán lá xanh tươi, chờ tay người đến cắt hái để phục vụ thị trường Tết.
Trong những ngày áp tết, giữa vùng đồi núi bạt ngàn, những vườn cam chín mọng ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang được người trồng cam tỉ mẩn chăm sóc, chuẩn bị xuất bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm tự nhiên là điều mà ông Đinh Văn Thảo ở thôn Đông Trà, xã Hương Trà, Hương Khê (Hà Tĩnh) tâm niệm khi bắt tay vào cải tạo vườn, trồng cam, bưởi.
Dù bị khuyết tật bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị Đinh Thị Tứ (thôn 15 xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) phó mặc cuộc sống cho số phận. Không chỉ tự chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình, chị còn trồng hàng nghìn cây cây ăn quả, thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.