Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống chuyển đổi số, kinh tế số trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh, đồng thời tiếp tục xúc tiến sản phẩm lên các sàn thương mại điển tử.

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Sáng nay (8/12), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh”. Tham dự diễn đàn có đại diện các sở, ngành và phòng chuyên môn ở các huyện: Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ và Can Lộc.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Công ty Cổ phần iCheck và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Kết quả, đã xây dựng được Cổng thông tin điện tử cho cây bưởi Phúc Trạch (buoiphuctrach.gov.vn), cam Hà Tĩnh (camhatinh.gov.vn) và App bưởi Phúc Trạch, App cam Hà Tĩnh với nguồn thông tin phong phú, hữu ích. Từ đó, giúp các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các địa phương tiếp cận được các thị trường tiềm năng.

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Hiện, toàn tỉnh đã số hóa dữ liệu cho 1.625 hộ trồng cam thuộc 15 HTX, 270 THT và 14 hộ sản xuất tự do.

Hiện, toàn tỉnh đã số hóa dữ liệu cho 2.609 hộ trồng bưởi Phúc Trạch thuộc 2 doanh nghiệp, 6 HTX, 128 THT và 13 hộ sản xuất tự do; 1.625 hộ trồng cam thuộc 15 HTX, 270 THT và 14 hộ sản xuất tự do. Tất cả các đối tượng tham gia đều đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGap.

Trong đó, diện tích bưởi được số hóa đạt 899 ha (đạt 35% diện tích bưởi Phúc Trạch hiện có); diện tích cam được số hóa đạt gần 2.000 ha (đạt hơn 25% tổng diện tích cam toàn tỉnh). Qua số hóa, các thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất, phân phối được cập nhật đầy đủ, chính xác. Cụ thể như: địa chỉ; họ tên; số điện thoại liên lạc; vùng sản xuất; diện tích...

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Đại biểu theo dõi diễn đàn.

Ngoài số hóa các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã số hóa cho một số hộ và doanh nghiệp chuyên cung cấp phân bón, vật tư và cây giống, nhằm giới thiệu địa chỉ cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đã đưa ra một số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số như: Đối với các hộ sản xuất, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính chưa nhiều; kỹ năng sử dụng còn hạn chế, chưa thành thạo.

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Trương Thanh Hà: Việc chuyển đổi số trên cây cam không chỉ giúp ổn định giá cả mà còn mở ra nhiều cơ hội trong việc đưa sản phẩm chủ lực của địa phương vươn xa.

Các THT, HTX và doanh nghiệp, người đứng đầu chưa thể hiện được vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý và hỗ trợ các thành viên; các tổ viên nhìn chung còn hoạt động theo hình thức mạnh ai nấy làm.

Đặc biệt, một số địa phương vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của chuyển đổi số và đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số còn chưa có tính thống nhất từ cơ sở sản xuất đến đơn vị quản lý.

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Hữu Ngọc trình bày một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuyển đổi số, kinh tế số trên bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh; tổ chức cài đặt App bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh cho các cá nhân, tổ chức đã tham gia chuyển đổi số.

Tiếp tục xúc tiến đưa bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh lên các sàn thương mại điển tử, hướng đến đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên địa bàn Hà Tĩnh

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Trí phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Trí khẳng định, việc chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử là việc làm đúng đắn mang lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, nhà phân phối, nhà thu mua và đặc biệt là nhà sản xuất.

Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để hoàn thiện việc chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh, tạo nền tảng để phát triển bền vững cây có múi trên đia bàn Hà Tĩnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Chuyển đổi số

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.