Cam Thượng Lộc được mùa, được giá từ đầu vụ

(Baohatinh.vn) - Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.

bqbht_br_tl.jpg
Xã Thượng Lộc có khoảng 200 ha trồng cam chanh và cam giòn.

Xã Thượng Lộc có khoảng 200 ha trồng cam chanh và cam giòn, trong đó, cam giòn chiếm diện tích hơn 50%. Hiện toàn xã có khoảng 500 hộ trồng cam, tập trung chủ yếu ở các thôn Anh Hùng, Thanh Mỹ, Nam Phong, Sơn Bình… Mức giá nhập sỉ cam đầu vụ khá cao nên dịp này, nhiều hộ trên địa bàn xã Thượng Lộc đã tiến hành cắt tỉa quả chín, chào hàng thương lái.

Là hộ trồng cam gần 20 năm, mùa vụ này, gia đình chị Dương Thị Mai (SN 1981, thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc) khá bất ngờ khi cam vừa được mùa lại được giá cao chưa từng có.

bqbht_br_c1.jpg
Chị Dương Thị Mai (bên phải) cùng nhân công kiểm tra chất lượng cam trước khi thu hoạch.

“Trang trại trồng cam của tôi rộng hơn 4 ha với 2.000 gốc cam chanh, cam giòn các loại. Nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng cam năm nay khá tốt, tỷ lệ sâu bệnh cũng như quả rụng giảm hẳn. Ngay từ cuối tháng 10 (dương lịch), nhiều tiểu thương đã tới nhập sỉ và trả giá cam chanh 30 nghìn đồng/kg, cam giòn 45 nghìn đồng/kg khiến tôi khá bất ngờ và vui mừng vì giá cam cao chưa từng có”, chị Mai phấn khởi.

Hiện trang trại cam của gia đình chị Dương Thị Mai đã cho thu hoạch bước đầu khoảng 2 tấn quả. Ước tính vụ mùa này, trang trại cam của gia đình chị cho sản lượng khoảng 40 tấn, doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận cao hơn khoảng 30% so với mùa vụ năm ngoái.

bqbht_br_c2.jpg
bqbht_br_c3.jpg
Chị Mai vui mừng khi sản lượng và giá bán cam mùa vụ này tăng cao,

Cũng trong niềm vui cam được mùa, được giá, chị Võ Thị Hoa (SN 1982, thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc) đã bán trên 90% sản lượng cam tại trang trại. Chị Mai ước tính, mùa vụ này, hơn 200 gốc cam giòn của gia đình cho sản lượng khoảng 2 tấn quả.

“Năm nay thương lái đến tận trang trại thu mua cam khá sớm với mức giá vô cùng hấp dẫn nên gia đình tôi quyết định bán khoán cả vườn, hiện chỉ còn khoảng 10% diện tích cam chưa thu hoạch. Với cam giòn loại thường, thương lái sẽ trả từ 40 - 45 nghìn đồng/kg, còn loại đẹp có lúc đạt 50 nghìn đồng/kg”, chị Hoa cho biết.

bqbht_br_c5.jpg
Chị Võ Thị Hoa kiểm tra những diện tích cam chưa thu hoạch.

Theo chị Hoa, giá cam bán sỉ năm nay cao hơn năm ngoái khoảng 10 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, một số diện tích cam cho thu hoạch sớm nên người trồng thường lựa chọn bán ngay khi cam được giá.

Còn theo anh Nguyễn Viết Thành (SN 1973, thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc), năm nay, cam giòn được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ đầu vụ, anh đã nhận được hàng chục đơn hàng lẻ đặt mua cam tại địa phương với số lượng từ 3-5 kg/đơn. Giá bán cam được anh Thành lấy theo giá thị trường, có chênh lệch giữa cam loại thường và hàng tuyển chọn.

bqbht_br_c6.jpg
Anh Nguyễn Viết Thành vận chuyển cam cho khách theo đơn đặt hàng.

Với giá bán cùng sản lượng đạt cao, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Thượng Lộc đang tiến hành chuyển đổi hoặc tăng thêm diện tích trồng cam giòn. Ngay từ đầu vụ năm nay, nhiều hộ đã tiến hành làm bầu ươm giống, thuê nhân công gieo trồng các gốc cam mới với hy vọng những vụ cam tiếp theo sẽ tiếp tục thắng lợi.

Mùa cam năm nay giá thu mua đầu vụ cao hơn hẳn các năm trước. Theo khảo sát ban đầu, thương lái thu mua cam chanh với giá 30-35 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40-50 nghìn đồng/kg. Năm nay, cam vừa được mùa, được giá nên người dân rất phấn khởi.

Để củng cố, phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc và nâng cao thu nhập cho người dân, địa phương đã hỗ trợ, động viên và khuyến khích người dân trồng mới và tái trồng cam với mức hỗ trợ 15 nghìn đồng/cây cho mô hình trồng tập trung 50 cây trở lên.

Ông Nguyễn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.