Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều 23/10, Quốc hội khóa XV đã nghe các báo cáo, báo cáo thẩm tra và tiến hành thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Các đồng chí: Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Các vị đại biểu Quốc hội bầu tại địa phương và đại diện các sở, ngành liên quan cùng dự.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực

Đầu phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội đã nghe báo cáo và báo cáo thẩm tra về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao; công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và thi hành án (THA) năm 2021; công tác phòng, chống tham nhũng; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Các vị đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp trực tuyến vào chiều ngày 23/10.

Nhìn chung, năm 2021, công tác tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình, hoàn thiện chính sách phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Tỷ lệ điều tra, phá án vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng; khẩn trương điều tra các vụ án gây bức xúc dư luận. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày báo cáo công tác năm 2021. Ảnh: Quochoi.vn.

Công tác thực hành quyền công tố; kiểm sát khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử án hình sự đạt kết quả tốt. Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp chuyển biến tích cực. Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng thực chất. Kịp thời phát hiện, kháng nghị những bản án, quyết định vi phạm pháp luật...

Công tác của tòa án đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra. Tranh tụng tại phiên toà được triển khai sâu rộng theo hướng thực chất, hiệu quả; chất lượng xét xử được bảo đảm; tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo công tác năm 2021 và tờ trình dự thảo nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Ảnh: Quochoi.vn.

Bên cạnh đó, công tác thi hành án, thi hành Luật Đặc xá đã đạt mục tiêu, chỉ tiêu theo các nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo bản án, quyết định của tòa án được thi hành nghiêm minh, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển KT-XH của đất nước.

Ngoài ra, công tác phòng, chống tham nhũng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và Nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cẩn trọng, nghiên cứu chặt chẽ việc tổ chức phiên tòa trực tuyến

Tại phiên thảo luận trực tuyến, đa số đại biểu bày tỏ sự đồng tình, thống nhất với các báo cáo về công tác tư pháp; đồng thời nhất trí cao với việc ban hành dự thảo nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm cụ thể hóa việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tố tụng, xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, liêm chính, hiện đại, nghiêm minh và phù hợp với bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Đại biểu các sở, ngành liên quan cùng dự.

Một số đại biểu cho rằng, việc ban hành nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến cần xác định rõ quy trình, thủ tục theo trường hợp nào của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phù hợp với xu thế chung, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền tư pháp nhưng đây là bước đi mới nên cần cẩn trọng, nghiên cứu chặt chẽ và triển khai thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm. Cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, tập huấn cho đội ngũ hoạt động tố tụng và bổ trợ tư pháp.

Bên cạnh đó, nghị quyết cần dẫn chiếu tới các luật chuyên ngành như: Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin... để đảm bảo tính thống nhất.

Tòa án và các cơ quan hữu quan cần xây dựng đề án tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong phiên tòa trực tuyến.

Quốc hội nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp năm 2021

Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh theo dõi phiên thảo luận trực tuyến.

Đại biểu các tỉnh, thành cũng đề xuất các báo cáo của Chính phủ cần tập trung phân tích, làm rõ số liệu trên cơ sở so sánh với năm trước để nhìn nhận nguyên nhân chủ quan, khách quan nhằm đánh giá thực chất kết quả công tác; tăng cường hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề về phòng, chống tham nhũng; đổi mới cách thức, phương pháp và đối tượng tuyên truyền nhằm hạn chế tệ nạn tham nhũng. Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu xem xét các vụ án tồn đọng kéo dài.

Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước; nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo; tăng cường phối hợp, đấu tranh với các loại tội phạm trên không gian mạng, buôn bán hàng giả, vật tư y tế...

Trong chương trình làm việc ngày mai (24/10), Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 và dự thảo nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đọc thêm

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thủ tướng Nga bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.