Radar lượng tử giúp phát hiện máy bay tàng hình

Các nhà khoa học Canada đang phát triển radar lượng tử có khả năng phát hiện máy bay tàng hình nhờ vào hiện tượng rối lượng tử.

radar luong tu giup phat hien may bay tang hinh

Radar lượng tử có thể phát hiện các loại máy bay ném bom tàng hình. Ảnh: Ethan Miller.

Các nhà khoa học tại Đại học Waterloo ở Ontario, Canada, đang tìm cách thay thế các trạm radar truyền thống bằng các "radar lượng tử" mạnh mẽ nhờ vào việc áp dụng các nguyên lý cơ bản của vật lý lượng tử. Đây có thể là chìa khóa để xuyên qua tấm chắn (khả năng làm lệch hướng và hấp thụ sóng vô tuyến) của máy bay tàng hình.

Các nhà nhiên cứu sử dụng một hiện tượng vật lý gọi là "rối lượng tử" hoặc "vướng víu lượng tử", liên quan đến tạo ra các cặp hạt (chẳng hạn như photon) ràng buộc với nhau. Khi một lực hoặc tác động làm thay đổi trạng thái của một hạt, hạt ghép đôi ngay lập tức cũng thay đổi, ngay cả khi chúng ở khoảng cách rất lớn, thậm chí đến 100.000 năm ánh sáng. Để điều này xảy ra, các hạt bằng cách nào đó phải tương quan trạng thái với nhau nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Einstein gọi hiện tượng này là "hành động ma quái khoảng cách xa".

"Mục tiêu dự án của chúng tôi là tạo ra những cặp photon rối mạnh mẽ chỉ bằng cách bấm nút", Jonathan Baugh, chuyên gia tại Viện Điện toán lượng tử (IQC) thuộc Đại học Waterloo, cho biết. "Dự án này giúp chúng tôi phát triển công nghệ giúp đưa radar lượng tử từ ý tưởng phòng thí nghiệm ra ngoài thực tế. Nó có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về an ninh quốc gia."

Trong một radar lượng tử, cặp photon rối sẽ liên kết với nhau trên thang khoảng cách là km thay vì năm ánh sáng. Đầu tiên, các cụm photon riêng biệt sẽ được tách ra bằng một loại tinh thể để hình thành cặp photon rối. Một photon sẽ được chứa tại trạm radar, trong khi photon còn lại được truyền vào bầu trời. Khi photon thứ hai chạm phải thứ gì đó, chẳng hạn như máy bay ném bom tàng hình, nó sẽ bị dội ra và bay lệch hướng. Trạng thái photon thứ nhất cũng bị thay đổi theo, giúp phát hiện vị trí và tốc độ của máy bay ném bom.

Các loại máy bay tàng hình hiện đại thường được trang bị công nghệ giúp hấp thụ và giảm thiểu nguy cơ phản xạ sóng vô tuyến phát ra từ radar. Vì vậy, phương pháp truy tìm dựa trên hạt photon ánh sáng của radar lượng tử sẽ tỏ ra hiệu quả hơn nhiều.

Theo VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.