Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mỗi ngày huyệnThạch Hà (Hà Tĩnh) phát sinh khoảng 1 tấn rác; ngân sách các cấp mỗi năm trích trên 2,28 tỷ đồng để xử lí rác mà vẫn khó đảm bảo vệ sinh môi trường. Nút thắt này đã được gỡ khi Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng TN&MT thực hiện thành công mô hình phân loại, xử lí rác tại hộ gia đình.

Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

Huyện Thạch Hà đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ có 70% người dân ở các xã, thị trấn phân loại, xử lí rác tại nhà, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường, giảm hơn một nửa kinh phí từ ngân sách để xử lí rác hàng năm.

Việc phân loại, xử lí rác đã được hội phụ nữ các cấp huyện Thạch Hà triển khai, tuy nhiên, cách làm trước đây còn mang tính đơn lẻ, chung chung.

Đầu năm 2019, Hội LHPN và Phòng TN&MT huyện chỉ đạo xây dựng các mô hình phân loại, xử lí rác tại hộ gia đình hội tụ nhiều điểm mới: Huy động được sự vào cuộc của các ban, phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện; xây dựng kế hoạch, phương án, chương trình tập huấn, thực hành và đặc biệt là vận dụng được chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/HĐND, ngày 28/12/2016 của HĐND huyện Thạch Hà về ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã tổ chức được 14 lớp tập huấn cho 2.600 cán bộ, hội viên ở 14 xã, thị trấn. Tổ chức phát hàng chục nghìn tờ rơi hướng dẫn quy trình và hàng trăm sơ đồ về phương án thực hiện về tận hộ, tận thôn, tổ liên gia. Hội phụ nữ các địa phương tham mưu cho chính quyền hỗ trợ kinh phí mua các dụng cụ xử lý rác. Theo đó, mỗi gia đình có từ 2-3 giỏ có nhãn phân loại rác.

Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Liệu (thôn Đại Long, xã Thạch Ngọc) thấy rõ được tiện ích của việc phân loại rác và đã xử lí được một lượng rác đáng kể, giảm lượng rác phát sinh ra môi trường

Là địa phương khó khăn của xã Thạch Ngọc, từ trước đến nay, người dân thôn Đại Long thường xem nhẹ tác hại của ô nhiễm môi trường do rác thải. Kể từ khi Hội phụ nữ thực hiện chương trình “năm không ba sạch”, ý thức của bà con về xử lý rác thải có sự chuyển biến nhanh chóng.

Chi hội trưởng Phụ nữ Nguyễn Thị Nga là người tiên phong thực hiện, không chỉ hình thành thói quen, nền nếp phân loại rác cho các thành viên trong gia đình mà chị còn giúp đỡ, vận động hội viên khác cùng thực hiện.

“Bao nhiêu năm trăn trở vì thôn xóm luôn trong tình trạng rác thải tràn lan, ô nhiễm môi trường trầm trọng, được sự phát động và hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ thực hiện phong trào xử lý rác thải, tôi coi đây là một cơ hội để làm đổi thay nhận thức của chị em cũng như mỗi người dân về vấn đề rác thải, vì một môi trường xanh sạch đẹp” - chị Nga phấn khởi chia sẻ.

Cùng chung mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân, từ bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn cũng đã dày công đến từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn, giúp đỡ bà con thực hiện một cách căn cơ, bài bản và thường xuyên nhắc nhở các hộ duy trì đều đặn việc phân loại, xử lí rác.

Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

Gia đình chị Nguyễn Thị Thắm (thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài) cho rác có thể phân hủy vào hố chôn sau khi đã phân loại

Ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc cho biết: Trên cơ sở đăng kí của hội phụ nữ, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương cũng đã theo dõi, chỉ đạo, vào cuộc. Đặc biệt, địa phương đã trích kinh phí trên 20 triệu đồng hỗ trợ thôn mua, phát cho mỗi hộ 2 giỏ đựng rác. Hội phụ nữ chịu trách nhiệm in chữ có ép platics gắn vào giỏ để tiện cho việc phân loại.

Từ Đại Long, xã đang nhân rộng đại trà ra các thôn. Nếu việc phân loại, xử lí một cách triệt để, đồng bộ, rác tại nguồn từ các hộ gia đình sẽ giảm hơn một nửa rác thải ra cộng đồng.

Tại thôn Nam Thượng (xã Thạch Đài), với sự vào cuộc trách nhiệm của cán bộ từ thôn đến xã, phong trào xử lý rác thải ở đây cũng đem lại hiệu quả thiết thực.

Cùng với việc phân loại, xử lí tại hộ, thôn tập trung tuyên truyền, hướng dẫn và trực tiếp giúp các hộ đào hố xử lí rác theo quy định chung của xã. Ngoài một giỏ nhựa, gói chế phẩm và nắp đậy do xã hỗ trợ, các hộ còn mua thêm một giỏ nhựa để tiện cho việc phân loại.

Trưởng thôn Nam Thượng Nguyễn Văn Hùng cho biết: Qua gần nửa năm triển khai, việc phân loại rác ở đây đã đi vào nề nếp. Thôn trưởng, tổ trưởng tổ liên gia thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở người dân sau phân loại tuân thủ nghiêm thời gian, vị trí đổ rác. Đồng thời, cử lực lượng theo dõi, kiểm tra đối với rác không rõ nguồn gốc xuất hiện trên các trục đường hoặc để không đúng thời gian, vị trí… Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường được hạn chế rõ rệt.

Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

Lãnh đạo xã Thạch Đài trao đổi với cán bộ thôn Nam Thượng về phương án chỉnh trang, nâng cấp nhà văn hóa thôn

Còn anh Đoàn Văn Bách - thành viên thu gom của HTX môi trường xã Thạch Đài cho hay nếu như trước đây, lượng rác hàng tuần của toàn xã khoảng 15 tấn thì nay nhờ người dân các thôn thực hiện phân loại, xử lí đã giảm đáng kể lượng rác phát thải, chỉ còn khoảng chưa đầy 10 tấn/tuần. Riêng ở thôn Nam Thượng hầu như chỉ còn rác vô cơ nên người thu gom đỡ vất vả, vừa giảm được sự ô nhiễm và chi phí vận chuyển, xử lí.

Đến nay, trên 90% hộ dân ở 3 thôn làm điểm là Đại Long (Thạch Ngọc), Nam Thượng (Thạch Đài), Minh Đình (Thạch Hương) đã phân loại, xử lí rác tại hộ một cách triệt để và được hưởng chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng/thôn theo Nghị quyết số 07-NQ/HĐND của HĐND huyện. Sắp tới, Hội phụ nữ, các ngành chuyên môn sẽ tiếp tục kiểm tra, công nhận ở các thôn khác.

Sạch đẹp những làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh

Việc phân loại rác trong hộ gia đình không chỉ có các chị, các mẹ mà đã lan tỏa đến các thành viên, đặc biệt là người chồng

Theo Trưởng phòng TN&MT huyện Hoàng Việt Hùng thì: “Huyện đang tập trung xây dựng các mô hình để rút kinh nghiệm, từ nay đến năm 2022 sẽ tiến hành nhân ra diện rộng, phấn đấu đạt tỷ lệ 70% người dân ở các xã, thị trấn phân loại, xử lí rác tại nhà. Khi chỉ tiêu này được xác lập sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường, giảm hơn một nửa kinh phí từ ngân sách để xử lí rác hàng năm”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.