Năm 2025, ngành công thương Hà Tĩnh đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15% so với năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD.
Hà Tĩnh khép lại năm 2024 với nhiều thành quả đáng tự hào, kết tinh từ sự nỗ lực trong bộn bề khó khăn của cả hệ thống chính trị. Đón năm 2025 bằng khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục nỗ lực, phấn đấu tạo đột phá mới.
Ngành công nghiệp Hà Tĩnh ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực khi chỉ số sản xuất trong tháng 8/2024 tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Các doanh nghiệp và ngành công thương Hà Tĩnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giảm áp lực tồn kho để đẩy mạnh sản xuất, đưa ngành công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng.
Ngày 28/3, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 3 đánh giá tình hình KT-XH quý I/2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là đất đai, tài nguyên môi trường, khoáng sản; tập trung cao cho nhiệm vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh thu hút đầu tư; quyết liệt trong nhiệm vụ thu ngân sách…
Các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm vượt khó, tập trung tối đa cho sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2023 tăng trên 11% so với năm 2022.
Lũy kế 8 tháng năm 2022, trong 19 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Tĩnh có 8 nhóm sản phẩm giảm sản lượng so với cùng kỳ năm 2021. Điều này đã “kéo” chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trong 8 tháng giảm 15,06% so cùng kỳ.
4 tháng đầu năm, dù bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức nhưng bức tranh tổng thể về KT-XH của Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng, tạo “đòn bẩy” phát triển.
Theo ngành chuyên môn, 82,86% doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chế biến - chế tạo dự báo sẽ hoạt động ổn định và tốt hơn trong quý II/2022, tạo đà tăng trưởng đáng kể trong những tháng tới.
Trong bối cảnh nhiều nhà máy, xưởng sản xuất liên tục xuất hiện F0, ngành Công thương Hà Tĩnh vừa động viên, vừa hướng dẫn các doanh nghiệp linh hoạt ứng phó, duy trì nhịp điệu sản xuất và giữ tốc độ tăng trưởng.
Với những dự án lớn đầu tư vào địa bàn, đặc biệt là dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES của tập đoàn Vingroup, ngành công nghiệp Hà Tĩnh hứa hẹn bước phát triển đột phá trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở Công thương Hà Tĩnh tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp phát triển SXKD; theo dõi tình hình thị trường, diễn biến cung cầu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
6 tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh thu hút 27 dự án, với số vốn đăng ký 1.496 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 1.452 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 437.171 tỷ đồng, tương đương 18,964 tỷ USD.
Những tháng đầu năm, lĩnh vực công nghiệp Hà Tĩnh có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, nhiều dự án đầu tư hạ tầng khởi công, nhà máy lớn đi vào hoạt động…
Tuy dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, song, hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2021 của Hà Tĩnh vẫn đạt khá. Tính chung quý 1/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,53% so với cùng kỳ 2020.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) vẫn tiếp tục tạo động lực phát triển quan trọng.
Gần một thập kỷ xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) luôn đóng góp lớn cho nền kinh tế tỉnh nhà, nhất là trong công tác thu ngân sách, giải quyết việc làm và các hoạt động an sinh xã hội.
Theo số liệu từ Sở Công thương Hà Tĩnh, sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2019 tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh năm 2018 cán mốc gần 45.000 tỷ đồng (gấp 1,6 lần so với năm 2017). Sự tăng trưởng vượt bậc này đã đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trên bản đồ công nghiệp cả nước.
Tiếp tục đà phát triển của năm 2018, ngay đầu tháng 1/2019, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục duy trì phát triển ổn định và đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước.