Sao chổi rộng 160 km sắp lao qua Trái Đất

Sao chổi C/2017 K2 lớn hơn thiên thạch xóa sổ khủng long đang lao về phía Trái Đất và có thể quan sát bằng kính thiên văn nhỏ.

Sao chổi rộng 160 km sắp lao qua Trái Đất

Sao chổi C/2017 K2 chụp vào năm 2017 bằng kính Hubble. Ảnh: NASA

Sao chổi C/2017 K2 được phát hiện vào năm 2017 bởi kính viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii và theo dõi bằng đài quan sát Hubble trong cùng năm. Sao chổi này lập kỷ lục vào thời điểm đó, trở thành sao chổi hoạt động ở xa nhất, cách Mặt Trời 2,4 tỷ km, ngoài quỹ đạo của sao Thổ.

Khi đó, C/2017 K2 đã phát triển vệt đuôi rộng gần 129.000 km trong lúc tới gần Mặt Trời. Nói cách khác, đám mây bụi của sao chổi lớn gần bằng sao Mộc. 5 năm sau, ngôi sao chổi đã ở gần Trái Đất hơn và sẽ bay qua hành tinh trong vài tuần tới.

Nó sẽ tới điểm gần Trái Đất nhất hôm 14/7, theo EarthSky. Dù vậy, C/2017 K2 vẫn sẽ bay xa Trái Đất hơn sao Mộc và không thể quan sát bằng mắt thường. Sao chổi này sẽ tiếp tục bay về phía Mặt Trời và tới điểm gần ngôi sao nhất trong tháng 12/2022.

Các nhà khoa học không biết chắc về độ lớn của C/2017 K2, nhiều khả năng nó có kích thước khổng lồ. Quan sát ban đầu xác nhận ngôi sao chổi rộng 160 km, lớn hơn thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng. Vào ngày 14/7, nó sẽ nằm gần cụm sao cầu Messier 10.

Về cơ bản, sao chổi là những khối cầu đá, bụi và khí đóng băng quay quanh Mặt Trời. Bất cứ khi nào tới gần Mặt Trời, chúng sẽ ấm lên, phun bụi và khí vào không gian. Đám mây bụi và khí này tạo ra vệt đuôi đặc trưng cho sao chổi.

Sao chổi tương đối hiếm so với tiểu hành tinh và thiên thạch. Theo NASA số lượng sao chổi đã biết hiện nay là 3.743. Chỉ có rất ít sao chổi có thể quan sát bằng mắt thường như sao chổi Hale-Bopp và Hyakutake.

Theo An Khang/VNE (Newsweek)

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.