Siêu pháo Koksan - vũ khí uy hiếp Hàn Quốc của Triều Tiên

Pháo Koksan có tầm bắn tới 60 km, đủ sức đe dọa thủ đô Seoul của Hàn Quốc khi được triển khai ở gần khu phi quân sự.

Pháo Koksan tập trận bắn đạn thật

Dù trang bị phần lớn khí tài lạc hậu, pháo binh Triều Tiên được Mỹ đánh giá là mối đe dọa nghiêm trọng trong bất kỳ xung đột quân sự nào trên bán đảo Triều Tiên. Một trong những vũ khí làm nên sức mạnh đó là siêu pháo Koksan, theo National Interest.

Trong 21.000 khẩu pháo các loại của pháo binh Triều Tiên, 500 khẩu pháo tự hành khổng lồ Koksan (M1978) cỡ nòng 170 mm được coi là lá bài chính đe dọa hủy diệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Loại pháo này có tầm bắn lên đến 40 km với đạn thông thường hoặc 60 km với đạn tăng tầm, vượt xa pháo tự hành K9 Thunder hiện đại nhất của Hàn Quốc về cả tầm bắn lẫn sức công phá.

Mẫu pháo này là thiết kế nội địa đầy bí ẩn của Triều Tiên. Ngay cả tên gọi Koksan cũng không phải là tên thật, mà được gọi theo tên tỉnh của Triều Tiên, nơi khẩu pháo xuất hiện lần đầu tiên. Định danh M1978 cho thấy nó được tình báo phương Tây phát hiện hồi năm 1978.

Hầu hết vũ khí nội địa Triều Tiên đều có nguồn gốc từ thiết kế của Liên Xô. Nhưng Liên Xô chưa từng có pháo cỡ nòng 170 mm, cho thấy Koksan có thể được phát triển từ nền tảng pháo bờ biển của Nhật Bản hoặc mẫu K18 của Đức trong Thế chiến II.

Koksan ra đời theo nguyên tắc thiết kế siêu pháo vào nửa đầu thế kỷ 20, vốn có nhiệm vụ công phá những công sự kiên cố nhất, cũng như tấn công các mục tiêu có giá trị ở sâu trong hậu phương địch như kho đạn, trung tâm chỉ huy, cơ sở hậu cần hay các khẩu đội pháo binh. Trong những năm 1950, những mẫu pháo khổng lồ này được đặt trên khung gầm thiết giáp tự hành, có thể bắn các loại đạn hạt nhân chiến thuật.

Các tổ hợp pháo tương tự trong biên chế quân đội Mỹ như M107 cỡ 175 mm và M110 cỡ 203 mm đều đã bị loại biên, vì nhiệm vụ của chúng có thể được thay thế bởi không quân, tên lửa đạn đạo chiến thuật hay thậm chí các loại đầu đạn mới cho pháo cỡ 155 mm.

sieu phao koksan vu khi uy hiep han quoc cua trieu tien

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một khẩu đội Koksan. Ảnh: KCNA.

Tuy nhiên, pháo binh lại phát huy ưu thế hơn không quân và tên lửa chiến thuật ở địa hình đồi núi phức tạp trên bán đảo Triều Tiên, cũng như hệ thống công sự kiên cố của vùng phi quân sự liên Triều (DMZ). Hơn nữa, pháo tự hành là lựa chọn tốt khi quân đội Triều Tiên không có khả năng yểm trợ không quân hiệu quả.

Tổ hợp Koksan được gắn trên khung thân xe tăng Type-59 của Trung Quốc, giúp tăng khả năng bảo vệ cho lái xe, nhưng các pháo thủ và nạp đạn lại không được che chắn trước hỏa lực đối phương. Koksan cũng không có khoang chứa đạn riêng, khiến nó phải phụ thuộc vào các xe chở đạn hay kho chứa gần trận địa để duy trì hỏa lực.

Nhiều khả năng Bình Nhưỡng đã triển khai Koksan tại các khu vực hầm ngầm được gia cố gần khu DMZ. Phần nhiều trong số đó được đào thẳng vào lòng núi, một số hầm còn đủ diện tích để xây dựng khu vực sinh hoạt cho binh lính. Điều này giúp các hệ thống Koksan ẩn mình trước lực lượng trinh sát của Mỹ - Hàn, cũng như tăng sức sống sót khi gặp phản pháo từ Hàn Quốc.

Koksan từng trải qua nhiều lần tác chiến thực tế. Những khẩu Koksan Triều Tiên bán cho Iraq đã đánh phá các giếng dầu của Kuwait và Iran từ khoảng cách hàng chục km trong giai đoạn 1986-1988.

Cùng thời gian đó, Triều Tiên bắt đầu triển khai biến thể Koksan với khung thân dài hơn để tăng sự ổn định, cùng khoang kín cho tổ lái 4 người, tương tự hệ thống 2S7 Pion của Liên Xô. Trong các cuộc duyệt binh, một thành viên tổ lái thường mang theo tên lửa phòng không vác vai Strela hoặc Igla, bên cạnh đó là 4 người nạp đạn đi trên các xe hỗ trợ hậu cần.

Mẫu Koksan cải tiến được tăng cơ số đạn lên 12 viên, cho phép nó bắn loạt cấp tập mở đầu với tốc độ tối đa 4 phát/phút, trước khi giảm xuống tốc độ thông thường khoảng một phát/phút.

sieu phao koksan vu khi uy hiep han quoc cua trieu tien

Các tổ hợp Koksan M1989 tham gia duyệt binh. Ảnh: AFP.

Theo một nghiên cứu được Viện Nautilus của Mỹ công bố năm 2012, nếu được triển khai ở khu vực sát DMZ, pháo Koksan để có thể tấn công rìa tây bắc của thủ đô Seoul, gây ra thương vong lên tới 29.000 người trong những giờ đầu pháo kích. Cơn mưa hỏa lực từ hàng trăm khẩu Koksan có thể gây hoảng loạn, dẫn tới quá tải mạng lưới giao thông và hoạt động nhân đạo tại thủ đô Seoul nếu nổ ra chiến tranh.

Sự hiện diện của những khẩu pháo khổng lồ dọc biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc cho thấy xung đột giữa hai nước nếu nổ ra sẽ gây hậu quả cực kỳ nặng nề. Tuy nhiên, việc sử dụng loại pháo này để tấn công Seoul và gây thương vong nặng nề cho dân thường sẽ không đem lại lợi ích quân sự mà còn gây phản ứng nặng nề cả về mặt quân sự và ngoại giao với Triều Tiên, điều Bình Nhưỡng không hề mong muốn, chuyên gia Sebastien Roblin nhận định.

Theo VNE

Đọc thêm

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Với chất lượng tuyển chọn cao, những thanh niên Hà Tĩnh đang thực hiện khát vọng và trách nhiệm với quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ, làm tròn trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.
Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, 1.568 người con ưu tú trên quê hương Hà Tĩnh đã nô nức lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hành trang của những người lính trẻ mang theo là hình bóng quê hương thân yêu, những lời hứa danh dự với người ở lại, dòng máu cách mạng luôn sục sôi, sức trẻ đầy khát khao cống hiến và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng…
Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Trong không khí trang trọng, các tân binh Hà Tĩnh bịn rịn chia tay gia đình, người thân, nhưng ánh mắt rạng ngời quyết tâm. Những cái ôm chặt, những lời dặn dò đầy yêu thương tiếp thêm động lực để họ vững bước lên đường, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.
Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.
Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Ngày 14/2 tới, 1.300 công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự ở 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh sẽ lên đường làm nhiệm vụ. Qua nắm bắt, hầu hết công dân trúng tuyển đã cơ bản thu xếp xong việc riêng, háo hức chờ ngày lên đường trong tâm thế sẵn sàng.
Biên cương bình yên

Biên cương bình yên

Dưới sự bảo vệ của những người lính quân hàm xanh, biên cương Hà Tĩnh đón xuân Ất Tỵ 2025 trong đầm ấm, yên bình. Năm mới, khí thế mới, quân và dân vùng “phên dậu” tiếp tục đoàn kết, chung sức phát triển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Dù đón Tết giữa trùng khơi, song những người lính Hải đội 102 (đóng tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn hạnh phúc, tự hào, sát cánh cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết nơi đầu sóng của các cán bộ, chiến sỹ Hải đội 102 - Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 (đóng tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dù có phần đơn sơ, giản dị nhưng lại tràn ngập niềm tự hào, chan chứa tình đồng đội, tình quân dân.