Sinh viên Lào học hỏi nhiều giá trị từ môi trường Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Làm chủ kiến thức, hiểu biết thêm về xã hội, năng động hơn trong cuộc sống… là những giá trị mà sinh viên Lào đã được bồi đắp, tích lũy trong những năm tháng sống và học tập tại Hà Tĩnh.

Sinh viên Lào học hỏi nhiều giá trị từ môi trường Hà Tĩnh

Ngoài chương trình học tập, sinh viên lào ở Trường Đại học Hà Tĩnh còn được trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khóa, trong đó có các chiến dịch tình nguyện.

“4 năm sống và học tập ở Hà Tĩnh với biết bao trải nghiệm buồn vui, em đã thấy yêu quê hương, mến con người nơi đây nhiều hơn.

Nếu có cơ hội, em rất muốn được sống và làm việc tại đây”. Thammavong Phouvanh - sinh viên năm thứ 3 Khoa Kỹ thuật công nghệ Trường Đại học Hà Tĩnh chia sẻ. Thammavong Phouvanh chỉ biết đến Việt Nam vào năm lớp 12 khi được tiếp xúc với nhóm sinh viên Trường Đại học Vinh đi trải nghiệm tại ngôi trường em học.

Tuy chỉ tiếp xúc trong khoảng thời gian ít ỏi nhưng Thammavong Phouvanh đã ấn tượng về những con người thân thiện, thông minh, năng động. Từ đó, Thammavong Phouvanh nuôi ước mơ được học tập tại Việt Nam.

Phouvanh cho biết: “Sự quan tâm của nhà trường, thầy cô giáo, các bạn sinh viên ở Hà Tĩnh đã giúp em đi qua những khó khăn, bỡ ngỡ khi sống xa nhà. Tấm gương chăm chỉ và khát khao tìm tòi, rèn luyện của các bạn là động lực để em cố gắng, nhất là những sinh viên nghèo vượt khó, những bạn nỗ lực giành học bổng để đi du học mà thầy cô và các bạn vẫn kể cho em nghe. 4 năm qua, ngoài việc cải thiện ngôn ngữ tiếng Việt, bồi đắp kiến thức chuyên ngành, em cũng đã rèn luyện được tác phong chuyên nghiệp, phương pháp học tập cũng khoa học hơn”.

Sinh viên Lào học hỏi nhiều giá trị từ môi trường Hà Tĩnh

Vilaisith Yai - sinh viên Khoa Môi trường thấy mình trưởng thành, chín chắn hơn sau những năm tháng học tập ở Hà Tĩnh.

Ngày càng tự tin, chững chạc hơn trong cuộc sống, Vilaisith Yai - sinh viên Khoa Môi trường - Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Hoạt động giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bão lụt, những chuyến đi tham quan các danh lam thắng cảnh… đã cho em trải nghiệm vô giá. Em thấy mình trưởng thành hơn, chín chắn hơn, biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn. Em cũng hiểu thêm vai trò của mỗi cá nhân, đặc biệt là bản thân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ những giá trị văn hóa của quê hương. Điều này rất quan trọng đối với chuyên ngành em đang theo học và sẽ giúp ích rất nhiều khi em trở về nước làm việc”.

Sinh viên Lào học hỏi nhiều giá trị từ môi trường Hà Tĩnh

Sinh viên Lào trong chuyến đi tình nguyện giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt ở Cẩm Xuyên.

Hiện nay, Đại học Hà Tĩnh là một trong những trường có số sinh viên Lào đông nhất cả nước với bình quân mỗi năm có hơn 1.000 sinh viên. Ngoài việc xây dựng chương trình học phù hợp, nhà trường còn tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa, tạo cơ hội cho sinh viên Lào tiếp xúc nhiều hơn với sinh viên Việt, giúp các em rèn luyện kỹ năng sống và kiến thức xã hội.

Thầy Biện Văn Quyền - Bí thư Đoàn trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ trong những ngày lễ tết, Đoàn trường còn tổ chức nhiều hoạt động dã ngoại, trải nghiệm cho sinh viên Lào. Những sân chơi bổ ích đã góp phần quan trọng giúp các em định hình, rèn luyện tác phong, lối sống, trở nên năng động hơn, biết làm chủ, khẳng định bản thân trong mọi tình huống. Đây cũng là những kỹ năng cần thiết của thanh niên trong thời đại mới”.

Sinh viên Lào học hỏi nhiều giá trị từ môi trường Hà Tĩnh

Văn nghệ chào mừng quốc khánh nước CHDCND Lào được tổ chức tại Trường Đại học Hà Tĩnh năm 2020.

Hơn 10 năm qua, Đại học Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ hấp dẫn sinh viên Lào. Từ cái nôi đào tạo này đã có nhiều thế hệ lưu học sinh trưởng thành, nhiều em đã tìm được công việc theo đúng chuyên ngành đào tạo. Trong hồi ức của các em, hình ảnh những sinh viên Việt Nam, sinh viên Hà Tĩnh với bầu nhiệt huyết căng tràn, khả năng thích nghi cao, bản lĩnh mạnh mẽ luôn là hình ảnh đẹp, là bài học quý giá mà các em đã học được.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Thành Sen lung linh đón Tết

Thành Sen lung linh đón Tết

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025
Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Với định hướng phát triển du lịch bền vững, Hương Khê (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu trở thành điểm đến yêu thích của du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân và bảo tồn nét đẹp văn hóa miền sơn cước.
 Xuân sớm trên đỉnh chùa Hương - Hà Tĩnh

Xuân sớm trên đỉnh chùa Hương - Hà Tĩnh

Tích cực chỉnh trang, tạo nhiều điểm check-in hấp dẫn, Khu du lịch chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc màu, sẵn sàng chào đón du khách gần xa.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.