Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

(Baohatinh.vn) - Cục Thống kê Hà Tĩnh vừa có báo cáo số liệu thống kê về tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2023.

Trong 6 tháng vừa qua, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt so với cùng kỳ, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi... Tuy nhiên, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; hầu hết các nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm 2023

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Trong đó, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt những kết quả khả quan.

VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh

6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 5,02% so với cùng kỳ năm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 8,14 % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,19%, đóng góp 32,46 %; khu vực dịch vụ tăng 6,82% đóng góp 49,59 %; thuế sản phẩm trừ trở cấp sản phẩm tăng 4,87%, đóng góp 9,81 %.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Ngành nông nghiệp tăng 2,45%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp tăng 4,86%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,44%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Sản xuất Pin VinES (thuộc Tập đoàn Vingroup)

Trong khu vực công nghiệp, xây dựng: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,13%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 8,61%, làm giảm 0,02% điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 24,64%, làm giảm 0,14%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,11%, đóng góp 0,64 điểm phần trăm; ngành xây dựng tăng 15,64%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ: 6 tháng đầu năm 2023 thể hiện rõ sự phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn tỉnh như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 9,72% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,68 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,18%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 14,77%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,46%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm; riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 5,37%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Quy mô kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành ước đạt 44.952 tỷ đồng tăng 3.116 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 3/6 tỉnh Bắc Trung bộ và xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,64%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,58%, (trong đó, ngành công nghiệp chiếm 28,35%; ngành xây dựng chiếm 8,23%); khu vực dịch vụ chiếm 37,89%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,89%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt và vượt chỉ tiêu năng suất và sản lượng cấy lúa ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Hoạt động chăn nuôi phục hồi, sản xuất lâm nghiệp, thủy sản vẫn tiếp tục duy trì ổn định và có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt sơ bộ đạt 412.768 tấn, so với thực hiện cùng kỳ năm trước bằng 107,69% (tăng 29.488 tấn).

Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính giảm 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,74; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,72%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,38%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,83%.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương

Hiện nay hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang gặp khó khăn khi có 3/4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 có chỉ số giảm so với cùng kỳ, lượng thép tồn kho vẫn ở mức cao (trên 300 ngàn tấn) do thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại, lượng bia sản xuất vẫn chưa đạt công suất thiết kế đã làm giảm điểm % tăng trưởng chung toàn ngành.

Về phát triển doanh nghiệp

Đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh có 554 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký gần 2.200 tỷ đồng, giảm 14% số lượng và 57% số vốn so với cùng kỳ năm trước; 223 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 9%; 101 doanh nghiệp giải thể, tăng 51%; 379 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 23%; doanh nghiệp kê khai phát sinh thuế đạt dưới 40%.

Song song với số lượng doanh nghiệp thành lập mới, 6 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh có 223 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước; 101 doanh nghiệp giải thể, tăng 51%; 379 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại - Dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 34.238,1 tỷ đồng, tăng 18,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 28.542,29 tỷ đồng, tăng 18,04% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 3.567,25 tỷ đồng, tăng 26,01%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.128,56 tỷ đồng, tăng 20,38%.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 3.567,25 tỷ đồng. Ảnh: Đình Nhất

Hoạt động vận tải, kho bãi có doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, do dịch Covid được kiểm soát, ngoài ra trên địa bàn tỉnh đang đẩy nhanh thi công những công trình trọng điểm như cao tốc Bắc Nam, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2,… nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng mạnh. Doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 3.388,7 tỷ đồng, tăng 12,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 492,65 tỷ đồng, tăng 41,67%; Vận tải hàng hóa ước đạt 2.206,25 tỷ đồng, tăng 11,57%; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 596,49 tỷ đồng, giảm 12,34% so với cùng kỳ năm trước.

Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/6/2023 đạt 8.067 tỷ đồng (giảm 23,1 % so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 4.112,48 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.900,42 tỷ đồng, giảm 29,6 % so với cùng kỳ.

Chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/6/2023 đạt 10.089,49 tỷ đồng tăng 10,47% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 4.683,25 tỷ đồng, tăng 18,34%; chi thường xuyên đạt 5.355,40 tỷ đồng,tăng 4,73%.

Hoạt động ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh ước đạt 6,88% so với cuối năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động ước tính đến 30/6/2023 đạt 91.600 tỷ đồng, tăng 8,70% so với cuối năm 2022. Dư nợ cho vay ước tính đến 30/6/2023 đạt 93.200 tỷ đồng, tăng 6,88% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm trước tăng 13,52%). Tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên 6 tháng đầu năm 2023 giảm so với cuối năm 2022, trong đó tín dụng đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn, giảm 0,94%; cho vay thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, giảm 12,4%, cho vay công nghiệp hỗ trợ, giảm 17,87%.Tính đến 30/6/2023 nợ xấu ước tính 740 tỷ đồng, chiếm 0,79% tổng dư nợ.

Vốn đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 21.310 tỷ đồng, tăng 37,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.087 tỷ đồng, tăng 38,87%; vốn đầu tư ngoài nhà nước ước đạt 9.039 tỷ đồng, giảm 6,14%; vốn đầu tư thực hiện khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 8.184 tỷ đồng, tăng 184,88%.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Một góc Cụm công nghiệp Nam Hồng.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Cán cân xuất, nhập khẩu toàn tỉnh vẫn ở mức nhập siêu 456,6 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 1.333,2 triệu USD, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch tăng đóng góp vào mức tăng chung 39,07% của xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thép, phôi thép ước đạt 1.235,49 triệu USD (chiếm 92,67%) tăng 44,31% so với cùng kỳ năm trước.Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt, thủy sản tiếp tục gặp khó khăn do đơn hàng từ thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.789,8 triệu USD, giảm 13,79% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Formosa giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (Nhập khẩu từ FHS ước đạt 248,30 triệu USD, giảm 7,65% so với tháng trước và giảm 38,24% tương ứng giảm 153,8 triệu USD so với cùng kỳ năm trước).

Giá cả, lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,85% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Khu vực thành thị tăng 1,59%; nông thôn tăng 1,97%. Nếu phân theo nhóm hàng, có 2 nhóm có chỉ số giá giảm bao gồm: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,76%; giao thông giảm 3,51%. Các nhóm hàng còn lại có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,11%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,9%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,84%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,93%; giáo dục tăng 2,35%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,92%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,58% so với cùng kỳ năm trước.

MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI

Lao động, việc làm

Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm 2023 ước tính là 515.427 người, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, lao động có việc làm là 491.867 người, chiếm 95,43% và tăng 0,52% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tổng số lao động có việc làm, lao động ở thành thị là 124.589 người, chiếm 25,33%; ở nam giới là 250.619 người, chiếm 50,95%. Số lao động làm việc trong lĩnh vực ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,02% (tương ứng 147.677 người), giảm 0,69 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,85% (tương ứng 141.889 người), tăng 0,63 điểm phần trăm; còn khu vực dịch vụ chiếm 41,13% (tương ứng 202.301 người), tăng 0,06 điểm phần trăm.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,85%

Số người không có việc làm (thất nghiệp) ước tính là 23.561 người, chiếm 4,57% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên, giảm 0,28 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động 6 tháng năm 2023, ước tính là 2,62%, giảm 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 12.764 người, tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã trao tặng khoảng 218.554 suất quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 79,265 tỷ đồng. Cấp khoảng 18.003 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 34.716 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 159.939 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, 47.491 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công và 184.116 các loại thẻ khác. Số nhà tình nghĩa, nhà tình thương xây mới là 198 nhà, kinh phí khoảng 14.152 triệu đồng. Số nhà tình nghĩa, nhà tình thương sửa chữa là 14 nhà, kinh phí khoảng 395 triệu đồng.

Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm

Nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ thôn Yên Mỹ (xã Liên Minh, Đức Thọ) do BIDV và Hana Bank tài trợ.

Giáo dục đào tạo

Năm học 2022-2023 với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã gặt hái được nhiều kết quả cao trong thời gian qua. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Hà Tĩnh tiếp tục gặt hái thành công về số lượng và chất lượng giải có 69/84 học sinh dự thi đoạt giải (đạt tỷ lệ 82,14%). Về Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, Hà Tĩnh có 2.837 em đạt giải các môn văn hóa, trong đó có 263 giải nhất, 762 giải nhì, 988 giải ba và 824 giải khuyến khích.

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn có một số ca bệnh đơn lẻ, không tạo thành dịch, cụ thể: 26 ca sốt xuất huyết, 3 ca sốt rét, 101 ca mắc bệnh quai bị, 166 ca mắc lỵ trực trùng, 157 ca mắc lỵ a míp, 150 ca mắc bệnh thủy đậu, 7.252 ca mắc bệnh cúm, 09 ca mắc bệnh do adeno, 124 ca chân tay miệng, 1.339 ca tiêu chảy, 47 ca viêm gan vi rút khác và không có người chết do các bệnh trên.

Công tác phòng chống HIV/AIDS: 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 32 người nhiễm mới HIV, 25 người chuyển thành AIDS và 03 người chết vì AIDS; tăng 20 người nhiễm HIV, 19 người chuyển thành AIDS và 01 người chết vì AIDS so với cùng kỳ năm trước.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: 6 tháng đầu năm 2023, có 01 vụ ngộ độc tập thể (làm 07 người bị ngộ độc) và 440 ca ngộ độc đơn lẻ và không có người chết vì ngộ độc; số vụ ngộ độc tập thể không thay đổi (nhưng tăng 03 người bị ngộ độc), tăng 95 ca ngộ độc đơn lẻ (tăng 27,54%) và số người chết không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Tai nạn giao thông

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 (từ ngày 15/12/2022-14/6/2023), toàn tỉnh xảy ra 87 vụ tai nạn đường bộ, làm 68 người chết, 34 người bị thương, thiệt hại 1.180 triệu đồng; tăng 41 vụ, 29 người chết, 15 người bị thương so với cùng kỳ năm trước.

Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Công tác bảo vệ môi trường: Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 (từ 15/12/2022-14/6/2023) toàn tỉnh đã phát hiện 418 vụ, xử lý 339 vụ, tổng số tiền xử phạt 1.209,71 triệu đồng; giảm 90 vụ đã phát hiện (giảm 17,72%), giảm 14 vụ đã xử lý (giảm 3,97%), số tiền xử phạt giảm 103,15 triệu đồng (giảm 7,86%) so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình cháy, nổ: Tính từ 15/12/2022-14/6/2023 toàn tỉnh xảy ra 40 vụ cháy, không có vụ nổ xảy ra, không làm thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản 385 triệu đồng; tăng 23 vụ, giảm 1 người chết, số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.