Tại sao lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực vừa đột ngột đóng lại?

Có lẽ bạn không lạ lẫm gì với lỗ hổng tầng ozone lơ lửng trên bầu trời Nam Cực. Trong những tháng đầu năm 2020 này, có hai tin lớn liên quan tới tầng ozone - lá chắn tia cực tím của Trái Đất mà bạn nên biết.

Tin xấu: trong khoảng thời gian từ tháng Ba tới tháng Tư, trên bầu trời Bắc Cực xuất hiện một khu vực có mức ozone giảm đáng kể.

Tin tốt: lỗ hổng này vừa khép lại tuần trước.

Tại sao lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực vừa đột ngột đóng lại?

Tầng ozone là lớp chắn bức xạ Mặt Trời tự nhiên của Trái Đất

Cũng phải nói thêm, lỗ hổng tầng ozone này không phải mối nguy đáng lo ngại, và việc nó đột ngột khép lại dù lạ thường, nhưng không khiến giới khoa học bất ngờ. Theo lời giáo sư Paul Newman, giám đốc Ban Khoa học Trái Đất của Trung tâm Du hành Không gian Goddard của NASA, thì đây là sự kiện có thể xuất hiện với tần suất khoảng một lần mỗi thập kỷ.

Trong quá khứ, hai lần lỗ hổng tầng ozone đóng lại là vào năm 1997 và 2011, cũng là hai khoảng trời xuất hiện bên trên Bắc Cực. Tuy nhiên, số đo cho thấy lượng ozone đầu năm nay ít hơn hẳn những lần hổng trước. Quan trọng hơn nữa, những số đo lượng ozone gần đây không thấp như lỗ hổng bên trên Nam Cực. Hiện tại, lỗ hổng tầng ozone Nam Cực này đang dần hồi phục.

Dù cùng tên, hai lỗ hổng tầng ozone ở hai cực lại mang tính chất khác nhau, không thể đem ra so sánh. Giáo sư Newman nhận định nếu mà hiện tượng lỗ hổng đóng đột ngột này mà xảy ra ở Nam Cực, tất cả chúng ta đã co thể hò reo vui sướng.

Tại sao lại xuất hiện lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực?

Một trong những lý do chính là hiện tượng lốc cực - polar vortex, một dòng khí xoáy xuất hiện tại Cực khi đông tới. Nhà khoa học Antje Innes công tác t tại Đơn vị Giám sát Khí quyển Copernicus thuộc EU nói rằng các dòng khí xoáy năm nay đặc biệt mạnh và kéo dài lâu.

Khí lạnh bị khóa chặt tại Bắc Cực, không còn tràn xuống các khu vực cận Cực tại Bán Cầu Bắc. Thứ khí lạnh (tới -78 độ C) khiến mây hình thành trên tầng bình lưu, nơi lá chắn ozone trú ngụ. Những đám mây lạnh này tạo ra môi trường lý tưởng cho CFC - các chất nhân tạo làm tổn hại tầng ozone đã bị cấm từ nhiều thập kỷ nay - tương tác với ánh nắng, tạo ra clo ăn mòn tầng ozone.

Hơn nữa, lốc cực ngăn không khí giàu ozone từ những nơi khác tới Bắc Cực, lại càng khiến lượng ozone tại vùng lạnh giá này ngày một giảm.

Tại sao lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực vừa đột ngột đóng lại?

Phần màu đỏ tượng trưng cho không khí tập trung tại điểm diễn ra lốc cực, và chúng sẽ ở nguyên đó trừ khi có luồng không khí mới thổi tới từ bên ngoài.

Nhưng tuần vừa rồi, lốc cực tan đi, cho phép không khí giàu ozone tràn lên Bắc Cực, gần như ngay lập tức giải quyết hiện tượng thiếu hụt ozone diễn ra nơi đây. Về cơ bản, lỗ hổng tầng ozone tại Bắc Cực đã đóng lại. Và cũng may chính phủ các nước đã cấm lưu hành CFC từ lâu, nên vụ việc thủng tầng ozone lần này không để lại hậu quả phức tạp.

Tuy nhiên, khoa học vẫn còn câu hỏi chưa lời giải đáp: tại sao lốc cực năm nay lại đặc biệt mạnh? Để tìm được sự thật, các nhà nghiên cứu phải tiếp tục theo dõi các biến động tương lai và phân tích những hiện tượng diễn ra gần đây, hòng tìm được câu trả lời.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.