Tạo điều kiện, hỗ trợ người Hà Tĩnh từ Ukraine về quê an toàn

(Baohatinh.vn) - Qua số liệu rà soát ban đầu, có 195 công dân Hà Tĩnh sinh sống, làm việc, học tập tại Ukraine, trong đó, có 133 người có nguyện vọng về nước.

Tạo điều kiện, hỗ trợ người Hà Tĩnh từ Ukraine về quê an toàn

Kiều bào sơ tán từ Ukraine chờ lên máy bay về Việt Nam. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)

Trước tình hình phức tạp đang xảy ra tại Ukraine, tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm đến công tác bảo hộ công dân địa phương tại quốc gia này. Theo đó, UBND tỉnh đã giao Sở Ngoại vụ làm cơ quan đầu mối phối hợp với các đơn vị, liên quan của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận trong việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Hà Tĩnh.

Qua số liệu ban đầu từ UBND các huyện, thành phố, thị xã cung cấp, có 195 công dân Hà Tĩnh sinh sống, làm việc, học tập tại Ukraine (Can Lộc 6, Đức Thọ 24, Hương Khê 4, Hương Sơn 5, huyện Kỳ Anh 23, Lộc Hà 1, Nghi Xuân 40, Thạch Hà 47, thị xã Hồng Lĩnh 15, thị xã Kỳ Anh 5, Vũ Quang 6, thành phố Hà Tĩnh 14, Cẩm Xuyên 5). Trong đó, có 133 người có nguyện vọng về nước; số còn lại đã sang lánh nạn tại các nước láng giềng là Ba Lan, Rumani, Moldova; 5 công dân đã về quê an toàn.

Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Phúc Sơn cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã rà soát tổng hợp danh sách và các thông tin liên quan người Hà Tĩnh ở Ukraine; nắm bắt nguyện vọng, cung cấp đầu mối hỗ trợ và hướng dẫn các gia đình có người thân đang sinh sống tại Ukraine chủ động đăng ký nguyện vọng theo đường link do Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao cung cấp; đăng tải đường link trên cổng thông tin điện tử; thường xuyên phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận để nắm bắt tình hình, thực hiện bảo hộ công dân Hà Tĩnh ở nước ngoài.”

Sở cũng đã đề nghị Cục Lãnh sự kịp thời thông tin cho Hà Tĩnh khi có công dân của tỉnh về nước trên các chuyến bay để tỉnh có biện pháp hỗ trợ, cũng như thông báo cho các gia đình có kế hoạch tiếp nhận người thân về quê thuận lợi nhất, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.