Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được Nhân dân lập vào thế kỷ XV để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba Nguyễn Biên - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên trước đây thuộc làng Cát Thiên (hay còn gọi là làng Hầu Thượng), tổng Vân Tán nay thuộc tổ dân phố 5 (thị trấn Cẩm Xuyên). Đền được Nhân dân xây dựng vào thế kỷ XV để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba Nguyễn Biên - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nước ta vào những năm 20 của thế kỷ XV.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Biên còn có tên là Nguyễn Dung, quê ở làng Phù Lưu, huyện Phi Lộc (nay là xã Hồng Lộc, Lộc Hà). Ông vừa là một nông gia, vừa là thương gia chuyên chở hàng bằng thuyền giao lưu đây đó.

Vào những năm 20 của thế kỷ XV, nhà Minh đánh chiếm và đô hộ nước ta. Không cam chịu sự thống trị của quân Minh, Nguyễn Biên đã chiêu mộ dân nghèo ở vùng quê Can Lộc vào lập căn cứ tại động Choác thuộc làng Khả Luật (nay là xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên). Từ đây, ông khai hoang trồng lúa, xây dựng đồn trại, sắm binh khí, chiêu mộ quân sĩ chờ thời cơ phất cờ khởi nghĩa.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Sau một thời gian, được Nhân dân các vùng hưởng ứng, Nguyễn Biên nhanh chóng xây dựng được một nghĩa quân hùng hậu, ông quyết định dựng cờ khởi nghĩa. Thanh thế của Nguyễn Biên ngày càng lớn mạnh làm cho quân Minh lo sợ, chúng liền đưa quân từ thành Nghệ An vào tiêu diệt căn cứ động Choác. Nhân lúc giặc mới vào chưa kịp ổn định, Nguyễn Biên đã đưa quân bao vây đánh úp khiến cho giặc không kịp trở tay. Chỉ trong một thời gian ngắn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. (Trong ảnh: Tòa thượng điện 3 gian - nơi thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên).

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Chiến thắng này đã cổ vũ mạnh mẽ cho nghĩa quân và Nhân dân trong vùng. Nguyễn Biên tiếp tục đưa quân đánh chiếm hai huyện Kỳ La và Hà Hoa (tức huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên ngày nay). Sau đó ông dời căn cứ từ Kẻ Cấm ra thôn Cát Thiên, xã Thạch Khê Trung (nay là thị trấn Cẩm Xuyên) tiếp tục khai hoang, làm ruộng và luyện tập. (Trong ảnh: phần mộ của Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên).

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháng 10 năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa tiến vào Kỳ Sơn (Nghệ An), Nguyễn Biên đã quy tụ dưới ngọn cờ đại nghĩa Lam Sơn. Ông được Lê Lợi phong chức “Bình ngô Thượng tướng quân”, chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm châu huyện, giải phóng Châu Nam tỉnh và trấn giữ mặt Nam phủ Nghệ An. Tuy nhên, trong một trận đánh lớn ông đã bị thương rồi mất và được đưa về mai táng tại vùng đất Cát Thiên.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đến năm 1425, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng tài ba.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn. Trên mái của các tòa, hình tượng con rồng luôn được đề cao.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Rồng được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt, biểu tượng cho sự quyền uy, sức mạnh.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Gian chính tòa thượng điện là nơi thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Bên trong tòa thượng điện có một chiếc chuông cổ, được người dân lưu giữ và thờ tự cẩn thận.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Nhà ở cạnh nên ông Lê Thiếu Kỳ (SN 1943, trú tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên) thường xuyên sang thăm nom, dọn dẹp đền.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Ông Kỳ chia sẻ: "Ngôi đền thờ vị tướng Nguyễn Biên đã trở thành điểm văn hóa tâm linh của bà con Nhân dân nơi đây. Có rất đông người về đây để thắp hương, tưởng nhớ công lao của Bình ngô Thượng tướng quân, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của ngôi đền".

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tòa bái đường có 5 gian, với diện tích gần 11m2, được dựng bằng 20 cột gỗ lim, có niên đại hơn 600 năm.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Kết cấu vì kèo nhà bái đường đơn giản, các xà dọc và ngang, kẻ chuyền đều được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng...

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tòa bái đường có một chiếc chiêng cổ, được người dân địa phương lưu giữ và dùng trong các buổi dâng hương, lễ giỗ của Bình ngô Thượng tướng quân.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Được biết, đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho tiến hành tu bổ, phục dựng vào năm 2016, nhưng vẫn giữ lại đường nét kiến trúc xưa.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Cổng tam quan dẫn vào đền kiến trúc hai tầng tám mái, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Phía ngoài đền có một giếng cổ. Theo người dân địa phương và sử sách ghi lại, giếng cổ được Thượng tướng quân Nguyễn Biên và Nhân dân xưa đào và xếp bằng đá khối, rất công phu, tỉ mẩn.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Bởi vậy, người dân nơi đây luôn xem giếng nước như “báu vật” của địa phương.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù trải qua hơn 600 năm nhưng giếng nước vẫn trong vắt, ngọt mát, cứ dịp tết âm lịch hằng năm, người dân địa phương thường đến đây để xin “lộc”.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật độc đáo, năm 2001, đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn - hóa cấp tỉnh và vinh dự được đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia của Bộ Văn hóa - Thông tin vào năm 2003.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!