Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

(Baohatinh.vn) - Chiều 25/6, Đoàn Giám sát chuyên đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh do các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Võ Hồng Hải đồng chủ trì có buổi làm việc với Sở VHTT-DL Hà Tĩnh để nghe báo cáo công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Hà Tĩnh hiện có 459 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 78 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt. Hầu hết các di tích sau khi được xếp hạng đều được chính quyền các cấp, ngành chuyên môn và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quan tâm quản lý, bảo tồn nên đã phát huy tốt giá trị giáo dục truyền thống.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Ông Nguyễn Cảnh Thụy - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL báo cáo tình hình công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Toàn tỉnh có gần 70 lễ hội, trong đó có 12 lễ hội lớn được tổ chức thường niên như: Lễ hội Chùa Hương Tích, Lễ hội đền Chiêu Trưng, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Lễ hội Đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Lễ hội Chùa Chân Tiên…

Các lễ hội được đông đảo nhân dân hưởng ứng, tạo điều kiện giao lưu, kết nối cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù được quan tâm, bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Bà Phan Thị Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn hóa dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh: Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá và giáo dục truyền thống cho người dân, con em địa phương nơi có di tích

Từ năm 2013 - 2017, mỗi năm tỉnh dành 2 - 10 tỷ đồng để tu bổ, chống xuống cấp di tích. Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quan trọng này, những năm tới, đề nghị tỉnh ưu tiên nguồn ngân sách ổn định từ 10 - 15 tỷ đồng/năm để chống xuống cấp di tích.

Qua khảo sát mở rộng cho thấy, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều di tích lâu đời, kiến trúc đẹp, được làm bằng gỗ như: Đình Hội Thống (Nghi Xuân), Đền cả Tổng Du Đồng (TX Hồng Lĩnh), Đền Voi Mẹp (Thạch Hà), Đền Cả xã Ích Hậu (Lộc Hà), Đình Chợ Trổ (Can Lộc)… đã và đang xuống cấp nhiêm trọng, cần được đầu tư, tôn tạo.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Nhà văn Đức Ban: Cần rà soát, xem xét lại công tác khảo sát xếp hạng di tích nhà thờ họ, tăng cường công tác tu bổ tôn tạo di tích, giám sát nguồn xã hội hóa

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời nêu rõ một số giải pháp về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đánh giá cao nội dung đóng góp ý kiến của đại biểu, các chuyên gia, nghệ nhân.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đề nghị Sở VHVH-TT&DL tiếp thu nghiêm túc các ý kiến

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý Sở VH-TT&DL tiếp thu tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáo chuẩn bị làm việc với UBND tỉnh vào tháng 7/2018 về nội dung: bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Trong đó, chú trọng tham mưu tỉnh xem xét đề ra các chính sách, chế tài nâng cao chất lượng quản lý, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm huy động tốt nguồn lực xã hội hóa.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.