Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác. Hằng năm, chùa đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông - thế kỷ XVIII, tại xóm Vĩnh Tuy, làng Yên Hồ, xã Tình Diệm nay là thôn 1, xã Sơn Giang. Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Với vị trí đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu tình, chùa Tượng Sơn đã trở thành một địa điểm du lịch và sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoại tỉnh khi ghé thăm huyện miền núi Hương Sơn. Ngôi chùa được biết đến là điểm di tích lịch sử gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác, được người dân nơi đây xem như “báu vật”.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Theo gia phả của dòng họ Lê Hữu ở huyện Hương Sơn thì bà Đặng Phùng Hầu - vợ thứ hai của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công đã tác ý lập ra chùa này để tu tập và thờ phụng tổ gốc ở huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, Nghệ An. Bà Đặng Phùng Hầu là mẹ đẻ của bà Bùi Thị Thưởng, vợ ông Lê Hữu Mưu - chính là thân phụ và thân mẫu của Đại danh y Lê Hữu Trác.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, chán cảnh nhiễu nhương của vòng danh lợi, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã về quê mẹ ở xã Tình Diệm rồi học nghề làm thuốc cứu nhân độ thế, giúp ích cho đời. Trong thời gian này, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã cùng với mẹ và anh trai Lê Hữu Tán lo việc xây cất chùa từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thành.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Chùa Tượng Sơn có 3 tòa. Tòa Thượng điện thờ Phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà cụ Tham đốc Quận công (tức ông bà ngoại của Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng - người sáng lập chùa, bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Tượng Phật Thích Ca được thờ tại tòa Thượng điện.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Kiến trúc chùa ban đầu theo hình chữ nhất, đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), trụ trì Lê Hữu Ân pháp danh Thích Phổ Quang làm lại chùa thượng, sửa chùa hạ, dựng gác chuông tám mái, đúc đại hồng chung khắc chữ “Tượng Sơn tự chung”. Năm Tự Đức 23 (1870), thiền sư Thích Quảng Vận kiến thiết nhà tổ, làm nhà khách, xây đền lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ XX, thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Trong những năm 1760 - 1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho Nhân dân và hoàn thành các tác phẩm: Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Y Trung Quan Kiện, Y Hải Cầu Nguyên, Thượng Kinh Ký Sự, Vận Khí Bí Điển và một số tác phẩm khác.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Trong chùa có nhiều pho tượng phật được tạo hình dáng nghệ thuật đẹp với nhiều dáng độc đáo, khác nhau, nhất là pho tượng Bồ Tát Chuẩn đề 18 tay.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Phía góc trái vườn chùa có 7 am mộ của các nhà sư trụ trì viên tịch tại đây.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật “độc nhất vô nhị”, năm 1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận chùa Tượng Sơn là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Được biết, mỗi năm, chùa Tượng Sơn đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Đại lễ phật đản, Vu Lan báo hiếu, thu hút nhiều phật tử và người dân tham gia. (Trong ảnh: 2 bạn trẻ tham gia thắp đèn nhân ngày lễ Vu Lan năm 2022).

Chùa Tượng Sơn - ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và linh thiêng, được người dân nơi đây xem như “báu vật”, với kiến trúc nghệ thuật được bố trí đăng đối hài hòa và độc đáo. Địa phương luôn gìn giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật “độc nhất vô nhị” của chùa và xem đây là một “địa chỉ đỏ” để các thế hệ trẻ biết thêm về cội nguồn lịch sử, về Đại danh y Lê Hữu Trác.

Chủ tịch UBND xã Sơn Giang Nguyễn Đức Thắng

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.