Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Nghề làm diều sáo ở huyện Hương Sơn có từ hàng trăm năm nay. Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu người còn có thú chơi diều sáo. Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng, khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Ngày nay, người dân quê mẹ của Đại danh y vẫn duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể. Tre được chọn làm khung diều có độ tuổi khoảng 4-5 năm, người dân mua về chẻ ra thành từng thanh, vót trơn, đánh số thứ tự. Tre không nên để quá già hoặc quá non, vì nếu già quá sẽ dễ gãy, còn non quá thì mềm.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Anh Lê Quang Hóa (38 tuổi, trú thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn) cho biết, ngoài làm khung tre, giới chơi diều còn làm diều từ khung thép carbon. Vật liệu này được anh Hóa đặt mua từ trên mạng, sau đó về uốn cong hình mặt trăng, luồn cọng thép vào trong tấm vải dù để tạo cánh. “Khung diều dài từ 2-5 m, bề ngang 1-3 m. Khung làm bằng tre thì sử dụng 2-3 năm là hỏng, trong khi đó carbon có thể dùng được 10 năm, độ bền cao”, anh Hóa nói.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Xong khung là công đoạn làm sáo. Anh Hóa mua tấm nhôm về dùng máy sắt cắt ra từng miếng, sau đó uốn thành ống sáo, dùng keo dính lại.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Ngoài nhôm, ống tre cũng được chọn làm sáo. Ống sáo tùy theo kích thước của diều. Chiếc sáo lớn nhất mà anh Hóa từng làm dài khoảng 72 cm, đường kính 25 cm, gồm hai ống tre khoét rỗng nối lại với nhau. Ống sáo bình thường dài 20-50 cm, đường kính 8-12 cm.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Đầu sáo được làm từ gỗ vàng tâm. Người thợ dùng cưa xẻ mảnh gỗ thành hình tròn, khoét lỗ ở giữa và bào mịn, sau đó dùng keo gắn vào thân ống.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Một bộ sáo gồm 2-3 ống được cố định với nhau bằng 1 thanh tre, sau đó gắn vào diều. Ống sáo bằng nhôm còn được trang trí bởi các miếng dán decal nhiều màu sắc để tăng tính thẩm mỹ.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Ống sáo bằng tre sau khi làm xong sẽ được sơn xung quanh để tạo màu sắc, ngoài ra sơn cũng giúp ống tre giữ độ bền lâu hơn.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Trước khi gắn sáo ống sáo vào diều, người thợ sẽ thổi vào sáo để kiểm tra âm thanh. Theo anh Phan Văn Lĩnh (trú thôn Thiên Nhẫn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn), sáo đạt chất lượng là có tiếng trong trẻo, độ ngân vang xa, nếu tiềng trầm đục sẽ không hay. “Sáo làm bằng ống tre tiếng hay hơn ống nhôm”, anh Lĩnh nói.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Với những chiếc diều dài 3-5m, để nối sáo vào khung cần sự hợp sức của 2 người. Một người giữ ống sáo, người còn lại cầm dây dù buộc chặt vào khung.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Theo anh Lê Quang Hóa, để diều bay được, 4 cánh phải cân bằng với nhau. “Một chiếc diều sáo dài 2m làm trong khoảng một ngày, nếu diều dài hơn 5 m làm 4-5 ngày. Trung bình một chiếc giá từ một triệu đồng đến hơn 5 triệu, có chiếc lớn bán được gần 10 triệu đồng. Lúc khách đặt thì tôi mới làm, mỗi tháng giao khoảng 6-7 chiếc”, anh Hóa cho hay. Trước kia, người dân chủ yếu làm khung diều và sáo bằng tre, song, hiện nay chuyển sang carbon và nhôm vì nguyên liệu dễ mua hơn. Diều tre đắt nhất bộ sáo, còn diều carbon giá trị nhất là bộ khung. Vì vậy, giá diều làm từ carbon được bán ra thị trường cao gấp đôi so với khung tre.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Dây thả diều là cước loại lớn, dài hàng trăm mét, thường bán theo kg. Một kg là 100 m dây, giá 100.000 đồng.

Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác

Những buổi chiều xuất hiện gió lào thổi theo hướng Tây Nam, người dân thường đưa diều ra những cánh đồng trống để thả. “Vì diều kích thước lớn, do vậy chúng tôi phải thả diều ở những nơi không có đường dây điện chạy qua, tránh sự cố”, anh Hóa nói. Ở huyện Hương Sơn có cộng đồng chơi diều sáo với nhóm hơn 700 người. Mùa hè hàng năm, họ sẽ liên hệ với nhau qua mạng xã hội để tổ chức những buổi giao lưu, trình diễn diều tại các cánh đồng trên địa bàn.

Đọc thêm

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.