Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều năm được đầu tư xây dựng, quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông (thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, Hương Sơn) trở thành nơi bảo tồn, hội tụ nét đẹp văn hóa - lịch sử về Đại danh y Lê Hữu Trác. Đây cũng trở thành điểm nhấn, thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan đến Hà Tĩnh.

Giữ nét đẹp “hồn quê”

Về với Hương Sơn, du khách không những được thưởng thức bát nước chè xanh hay mật ong vàng lũng núi, những đặc sản nổi tiếng như dê núi, cá mát, nhung hươu… mà còn được tham quan nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa. Một trong những điểm nhấn không thể bỏ qua, đó chính là quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y, một tấm gương về nhân cách, đạo đức và tài năng y thuật.

Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

Khu lăng mộ Đại danh y Lê Hữu Trác nằm trong quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông cổ kính, trang nghiêm, sạch đẹp.

Đại danh y Lê Hữu Trác sinh ra và lớn lên trong gia đình khoa bảng, hội tụ trong mình văn hóa miền Bắc quê cha và Xứ Nghệ quê mẹ. Lê Hữu Trác (SN 1724-1791) tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông trải thành vòng cung gần 8 km. Năm 1990, quần thể này được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Điểm khởi đầu là khu mộ, tượng đài tại thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung; điểm giữa là chùa Tượng Sơn tọa lạc bên sông Ngàn Phố, lưng tựa vào dãy núi Seo Tượng (thôn 1, xã Sơn Giang), điểm cuối là nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông (hay còn gọi là vườn đào Hải Thượng) nơi cư ngụ của anh em Lê Hữu Trác và thân mẫu tại thôn 8, xã Quang Diệm.

Quần thể khu di tích có diện tích gần 22 ha, nằm trên vùng núi non thơ mộng. Trong quần thể khu di tích có Khu di tích mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông và khu du lịch sinh thái với nhiều hạng mục như: nhà lễ hội ẩm thực, hội trường lớn, khu ẩm thực VIP, chòi và nhà nghỉ, khách sạn… được đầu tư khoảng 200 tỷ đồng. Riêng hệ thống đón tiếp của Ban quản lý (BQL) có diện tích 13.500 m2 trong đó gồm: nhà BQL, khuôn viên tường bao quanh nhà BQL, khu nhà vệ sinh công cộng, bãi đậu xe, cổng ra vào, đường dẫn từ cổng lên tứ trụ, hệ thống cây xanh.

Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

Bên trong nơi thắp hương thờ cúng Đại danh y Lê Hữu Trác tại Khu lăng mộ ông.

Người dày công đầu tư xây dựng, tôn tạo, “hồi sinh” Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông là ông Nguyễn Xuân Lợi (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quý Gia). Theo tiếng gọi quê hương, hướng về nguồn cội, ông Lợi đã “toàn tâm toàn ý” đầu tư vào khu di tích với ý tưởng “hồn quê hội tụ” nhằm lưu giữ giá trị văn hóa quê hương. Từ một nơi núi đá hoang vu, cỏ cây bao trùm, từ năm 2012-2014, ông Lợi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để biến thành điểm nhấn của du lịch văn hóa tâm linh ở Hương Sơn.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc điều hành BQL Khu di tích mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông chia sẻ: “Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu di tích trở thành điểm nhấn về văn hóa tâm linh ở Hương Sơn. Khu di tích xây dựng với mục đích tiếp nối truyền thống, lưu giữ, bảo tồn lịch sử văn hóa địa phương. Là một người con quê hương, ông Nguyễn Xuân Lợi đã dành tâm huyết đầu tư vào khu di tích với tất cả những gì tinh túy nhất, “hồn cốt” của dự án đều hướng về quê hương, nơi “hồn quê hội tụ”.

Thời gian tới, quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục mới, nhằm kết nối, hoàn thiện giữa khu mộ với các khu nhà thờ, khu đón tiếp…. Hằng năm, cứ đúng ngày rằm tháng Giêng, ngày mất của ông và lễ hội Hải Thượng Lãn Ông ngày 27/2, Nhân dân cùng những người công tác trong nghề y lại tề tựu về khu di tích để tưởng nhớ công lao to lớn của ông”.

Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

Đền thờ Minh Tự Sơn mang phong cách cổ kính được xây dựng trong Khu du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông.

Mặc dù 3 năm nay, do dịch COVID-19, các hoạt động lễ hội tạm dừng, song BQL, chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện cho người dân, khách thập phương về dâng hương tưởng niệm danh y.

Ngày 31/3/2022, tại BQL Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông đã diễn ra Hội thảo khoa học về “Một số vấn đề tiếp nhận và phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”. Đây là cơ sở để hướng đến cho các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ trình UNESCO vinh danh Đại danh y Lê Hữu Trác là danh nhân văn hóa thế giới.

Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

Khu bể bơi ngoài trời được xây dựng hiện đại trong Khu du lịch sinh thái nằm trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông.

Ông Trần Anh Nam, Trưởng phòng VH-TT huyện Hương Sơn cho biết: “Hằng năm, tại khu di tích tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân ngày sinh, ngày mất gắn với Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động văn hóa. Lễ hội truyền thống Hải Thượng Lãn Ông có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống tinh thần của Nhân dân. Đây cũng chính là những hoạt động thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” của Nhân dân ta. Các hoạt động lễ hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các thế hệ và đây cũng chính là môi trường để giáo dục về y đức, y đạo, y thuật cho cán bộ và nhân viên ngành y huyện nhà hôm nay và mai sau”.

Nhiều di tích “hồi sinh” từ nguồn xã hội hóa

Được giao quản lý di tích mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác theo hình thức xã hội hóa (XHH) nhưng nhiều năm nay, Công ty TNHH Quý Gia phục vụ không thu tiền với khách tham quan. Dù chưa có nguồn thu nào đáng kể, nhưng với ý thức và trách nhiệm của mình, doanh nghiệp đã trở thành điểm sáng trong phong trào XHH ở địa phương.

Nơi hội tụ nét đẹp văn hóa về Đại danh y Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh

Nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở Hương Sơn được các cấp chính quyền, người dân bảo tồn, duy tu thường xuyên từ nguồn vốn xã hội hóa.

Theo ông Trần Anh Nam, những năm qua, Hương Sơn luôn đi đầu trong toàn tỉnh về công tác XHH trong xây dựng văn hóa. Nổi bật trong đó, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao của huyện Hương Sơn ngày càng đáp ứng cho các hoạt động. Huyện luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực, nhân lực cho phong trào, đặc biệt là đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từ huyện đến các thôn, tổ dân phố.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Hương Sơn huy động được trên 30 tỷ đồng, có năm trên 100 tỷ đồng từ nguồn XHH. Đặc biệt, đối với các di tích lịch sử, huyện huy động nguồn lực xây dựng chùa Hương Sơn 50 tỷ đồng, chùa Bụt Mọc 30 tỷ đồng, chùa Côn Sơn 28 tỷ đồng, chùa Cao trên 20 tỷ đồng...

Ông Nam cũng cho rằng, với mật độ di tích lịch sử tương đối nhiều, nguồn ngân sách hỗ trợ hằng năm để tu sửa, nâng cấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nên nguồn lực từ XHH rất quan trọng. Nhiều di tích trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách tham quan, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.