Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

(Baohatinh.vn) - Trong sắc biếc trời thu tháng tám, Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) hiện lên với vẻ trù phú và khang trang bên dòng La trong xanh, thơ mộng. Truyền thống của vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng đã mang đến sự thay đổi cho miền quê này.

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Một góc bến Tam Soa. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Với thế sông núi giao thoa hội tụ, Tùng Ảnh bắt nguồn từ nơi gặp gỡ của dòng sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tạo nên dòng La Giang thơ mộng đi vào thơ ca, nhạc, họa của tao nhân mặc khách. Bến Tam Soa, nơi những dòng xanh gặp gỡ được ví như ba dải lụa soi bóng núi Tùng Lĩnh đã bồi lắng nên một vùng đất màu mỡ với những nương dâu ngát xanh làm nên làng Việt Yên Hạ xưa nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Cái tên Tùng Ảnh - bóng tùng soi xuống dòng sông cũng bắt đầu từ đó. Vậy nên, nhắc đến Tùng Ảnh là nhắc đến một miền quê có bề dày văn hóa nổi bật bên bờ sông La.

Ông Lương Bảy (84 tuổi, một cựu giáo chức ở thôn Châu Linh) cho biết: “Tùng Ảnh vốn là làng Việt Yên Hạ xưa. Khi còn trẻ, tôi đã được nghe kể lại, ngày ấy, dọc theo bờ sông La ở vùng quê này là những bãi dâu xanh ngát. Người dân chăm chỉ, quanh năm ươm tơ dệt lụa làm nên sản phẩm lụa Việt Yên Hạ nổi tiếng khắp cả nước. Còn những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, ở đây cũng có nghề làm nón rất phát triển…”.

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Cựu giáo chức Lương Bảy ở thôn Châu Linh (Tùng Ảnh, Đức Thọ)

Ông Bảy không phải là người gốc Tùng Ảnh mà ở xã Đức Nhân cũ, nay là xã Bùi La Nhân (Đức Thọ). Năm 1976, ông đến vùng đất này dạy học và rồi “đất lành chim đậu”, ông cùng vợ là một dược sỹ chọn Tùng Ảnh làm quê hương thứ hai của mình.

“Tôi chọn đây làm nơi an cư lạc nghiệp, ngoài lý do yêu mến cảnh sắc nên thơ, bên núi, bên sông, nơi Tam Soa hội tụ, còn là vì trên vùng đất này, mỗi địa danh đều gắn với những câu chuyện văn hóa, danh nhân đặc sắc mà ít nơi nào có được” - ông Lương Bảy bày tỏ.

Nhắc đến Tùng Ảnh còn là nhắc đến một miền quê khoa bảng nổi danh. Từ thời phong kiến cho đến nay, trên 12 thôn của vùng quê nhỏ bé này đã đóng góp cho đất nước hàng trăm giáo sư, tiến sỹ. Thời xưa có những bậc tài danh đỗ đạt cao trong các kỳ thi hương, thi hội, như: Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, Hoàng giáp Bùi Thức Kiên, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng… Ngày nay có Giáo sư Mai Trọng Nhuận - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo sư Mai Trọng Khoa - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Tiến sỹ Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh…

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Xây dựng nông thôn mới thành công, quê hương của cố Tổng Bí thư Trần Phú ngày càng khang trang, xanh đẹp. (Trong ảnh: Ông Lương Bảy và cán bộ văn hóa xã Tùng Ảnh).

Trong các làng quê Tùng Ảnh, Đông Thái được xem là làng khoa bảng nổi tiếng cả nước. Theo các tư liệu, chỉ riêng trong các triều đại phong kiến, làng quê này đã có 24 người đỗ đại khoa tiến sĩ.

Cùng với truyền thống khoa bảng, hiện tại, làng Đông Thái nói riêng và Tùng Ảnh nói chung vẫn còn lưu lại hàng trăm di tích, các công trình đền thờ, đình, miếu thờ tự ghi công những con người có công trạng với làng và đất nước.

“Quê hương chúng tôi không chỉ nổi danh là làng khoa bảng, còn là vùng quê có truyền thống cách mạng. Theo tôi, chính sự hiếu học đã giúp các bậc tiền nhân hiểu được giá trị của độc lập, tự do, yêu nước thương nòi. Vì thế mà mỗi khi đất nước bị xâm lăng, người Tùng Ảnh đều vùng lên một cách quật cường để chống lại sự bạo tàn của kẻ thù, bảo vệ quê hương” - ông Phạm Đình Thưởng (81 tuổi, thôn Đông Thái) bày tỏ.

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Bên đình làng Đông Thái, ông Phạm Đình Thưởng (81 tuổi) kể cho phóng viên nghe về truyền thống khoa bảng và cách mạng của quê hương Tùng Ảnh.

Lời của ông Thưởng nhắc tôi xâu chuỗi lại tiến trình lịch sử với bao sự kiện diễn ra trên miền quê này, nơi mà mỗi địa danh đều gắn liền với những chiến tích oai hùng, mỗi khi đất nước bị ngoại bang xâm lược.

Tôi nhìn về núi Thiên Nhẫn, mường tượng nghe trong âm ba dòng La khí thế hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn một thời dấy binh khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược. Nơi đó có vị tướng tài ba của Lê Lợi là Đinh Lễ được coi là khai quốc công thần triều Lê, được người dân muôn đời thờ phụng.

Núi Tùng Lĩnh ghi dấu ấn phong trào Cần Vương của nhà chí sỹ yêu nước Phan Đình Phùng. Còn đó, phà Linh Cảm khắc xuống dòng sông La ý chí của bao lớp người ra trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…

Và nơi tôi đứng, đồi Quần Hội thông reo trong gió ru giấc ngủ nghìn thu người anh hùng cách mạng Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù bến Tam Soa cất lên bao bản nhạc, lời thơ diễm lệ, câu nói “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!” của nhà cách mạng Trần Phú năm nào vẫn vang mãi trong tôi niềm xúc động khôn nguôi.

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Toàn cảnh đồi Quần Hội và Khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh: UBND xã Tùng Ảnh cung cấp

Dù không sinh ra ở Tùng Ảnh nhưng người cộng sản ưu tú, kiên trung Trần Phú là kết tinh của vùng đất sông La, núi Hồng qua mối tình đẹp giữa cô thôn nữ Hoàng Thị Cát và nhà khoa bảng Giải nguyên Trần Văn Phổ. Từ một thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, Trần Phú đã sớm giác ngộ cách mạng. Được cộng hưởng và lĩnh hội ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú đã trở thành vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dẫn dắt Đảng khi còn non trẻ, Trần Phú bị bắt và tra tấn dã man nhưng đến hơi thở cuối cùng, với niềm tin, sự quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, người cộng sản kiên trung ấy vẫn không hề nao núng. Câu nói sau cùng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!” của ông thể hiện khí phách gang thép của người cộng sản và là lời truyền lửa đến đồng bào, đồng chí đấu tranh mạnh mẽ và bền bỉ. Để rồi, sau một chặng đường dài, chúng ta đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc vào ngày 2/9/1945.

Về Hà Tĩnh, ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Vẻ trù phú của Tùng Ảnh bên dòng sông La ngày nay. Ảnh: UBND xã Tùng Ảnh cung cấp

Đến Tùng Ảnh trong một ngày tháng tám, khi không khí mùa thu cách mạng hiện rõ trên mỗi nẻo đường, bầu trời Hà Tĩnh. Bên bến Tam Soa, núi Tùng Lĩnh nghiêng nghiêng soi bóng, đồi Quần Hội vi vút thông reo, làng quê Tùng Ảnh khang trang, trù phú. Mỗi con đường đều rợp bóng cây xanh, những xóm làng nhà cao tầng san sát. Trong nắng thu, cuộc sống no ấm hiện lên rạng rỡ trên khuôn mặt mỗi người.

Tùng Ảnh vừa được công nhận là 1 trong 2 xã đầu tiên của Hà Tĩnh về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu. Có được những thành tựu như vậy là nhờ Nhân dân và chính quyền xã luôn biết phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng của cha ông mình.

Ông Phan Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Từ một câu chuyện trong sử sách, tên gọi Thành Sen (Hà Tĩnh) đã ra đời và theo suốt dặm dài lịch sử của vùng đất này. Tên gọi ấy đã ăn sâu vào ký ức, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ.
 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.