Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Nằm ở phố Hoàng Như Khương, phường 12, quận 10 (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - đại danh y của dân tộc.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam được xây dựng năm 2003, đưa vào sử dụng năm 2007 với quy mô 6 tầng và 18 phòng. Bảo tàng ra đời từ ý tưởng, lòng đam mê và quá trình sưu tập trong 20 năm của ông Lê Khắc Tâm - Chủ tịch Công ty Dược phẩm Fito Pharma với mong muốn bảo tồn những tài sản quý giá, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Khác với vẻ ngoài sôi động, vội vã ở mỗi góc phố của TP Hồ Chí Minh, không gian bảo tàng tĩnh lặng và cổ kính với nhiều nét điêu khắc chạm trổ độc đáo. Nơi đây đang lưu giữ khoảng 1.112 tên thuốc và hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, như: dao cầu, thuyền tán dùng để cắt thuốc, tán thuốc.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Trong đó có một số dao cầu (dụng cụ để cắt thuốc thành những phiến mỏng) được mang về từ quê hương của thiền sư Tuệ Tĩnh - ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam vào thế kỷ XIV và danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - người để lại nhiều công trình đồ sộ về y học cổ truyền trong thế kỷ XVIII.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Các ấm, siêu sắc thuốc từ thời xa xưa được sưu tầm từ khắp các tỉnh của Việt Nam lưu giữ tại bảo tàng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Ở vị trí trung tâm của bảo tàng là bàn thờ hai vị tổ ngành y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Xung quanh trang trí các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng toát lên vẻ uy nghiêm và trang trọng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng còn có một kho tàng sách Hán ngữ - Nôm đồ sộ dành cho những ai muốn nghiên cứu sâu về nền y học cổ truyền. Trong đó có nhiều cuốn sách quý như Y Tông tâm lĩnh, Nam dược thần hiệu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (gồm 28 tập, 66 quyển) - được xem là bách khoa toàn thư về y học cổ truyền Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bên trong bảo tàng có 1 phòng với tên gọi “Danh y Việt Nam” - nơi trưng bày 15 bức tranh gỗ sơn son thếp vàng của các danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XIII – thế kỷ XIX. Trong ảnh: bức tranh Đại danh Y Lê Hữu Trác ở hàng dưới bên phải.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Nổi bật tại đây là mô hình Thái Y viện với nội thất trang trí theo phong cách cung đình xưa. Đây là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua chúa và hoàng tộc. Không gian Thái Y viện treo các bức tranh sơn son thếp vàng có chủ đề liên quan đến y học cổ truyền, hái trồng cây thuốc, bào chế, bắt mạch...

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Đến bảo tàng, du khách còn chiêm ngưỡng tác phẩm Việt Nam Bách gia y được chạm bằng gỗ, ghi tên tuổi 100 vị danh y và những người có công với nền y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bức tranh xà cừ mô tả “Y học cổ truyền trong cuộc sống cộng đồng người Việt” cùng với phố thuốc bắc, chợ Bến Thành, kinh thành Huế và cuối cùng là Hồ Gươm. Bức tranh này đã được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng còn mang đến cái nhìn bao quát về những nét đặc trưng trong kiến trúc truyền thống của các vùng miền và dân tộc khác nhau. Trong ảnh là Tháp Chàm nhỏ mô phỏng cổng vào Y Miếu Thăng Long được xây dựng vào năm 1780 tại Thăng Long, Hà Nội.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là địa chỉ để mỗi người có thể tìm hiểu những giá trị lịch sử ngành Y Việt Nam nói chung và những danh y nói chung, ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam nói riêng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Đây cũng là điểm đến du lịch ý nghĩa, đặc sắc nhiều du khách tìm đến khi tới TP Hồ Chí Minh. Từ đó hiểu và yêu hơn nghề y và những nét văn hóa riêng có của dân tộc.

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu, chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản đồ sộ và quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải thượng Y Tông Tâm Lĩnh” - đây được coi là bộ bách khoa toàn thư y học thế kỷ thứ XVIII.
Ông không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.
Ngày 21/11/2023, phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây là sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như thế giới.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 diễn ra từ ngày 8 - 10/11, gồm chương trình khai mạc; đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung; Giải Marathon tỉnh Lai Châu năm 2024; bế mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Không có ai trả lời Viên. Chỉ có những phiến đá lặng im nhìn Viên như nhân chứng của cuộc trò chuyện vừa qua. Viên chẳng biết mình mơ hay tỉnh, cô chỉ biết rằng mình đã thức dậy sau nỗi đau và còn nhiều hơn thế...
Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.
Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Từ giữa tháng 10, Mộc Châu có rất nhiều thay đổi với nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp như vườn hồng chín, những rặng hoa mận trái mùa hay làng nguyên thuỷ Hang Táu.
Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Đang là sinh viên năm 2 - Học viện Âm nhạc Quốc gia, nữ sinh Nguyễn Mộc An (quê Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải Á quân Liên hoan tiếng hát Truyền hình - Giải Sao Mai xứ Nghệ 2024.