Chuẩn bị lễ tế
Bùi Cầm Hổ (1390 – 1483), tương truyền rằng sinh ra có tướng mạo khác thường. Khi Thái Bà trở dạ nghe tiếng hổ gầm quanh nhà cùng một luồng hồng vận với mùi trầm thơm khác lạ. Thấy vậy, cụ Bùi Tôn Đường (thân sinh Bùi Cầm Hổ) sang thỉnh cầu nhà sư chùa Đại Hùng, nhà sư bảo đó là điềm lành “Thiên nhạc giáng trần”. Cụ Tôn Đường rất lấy làm mừng trở về đặt tên con là Bùi Cầm Hổ (nghĩa là họ Bùi bắt được Hổ).
Các cụ cao niên tế lễ báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ
Tuổi thơ của Bùi Cầm Hổ lớn lên tại quê hương Đậu Liêu, sau này ông ra kinh thành Thăng Long học hành tiến tới. Thời vua Lê Thái Tổ, Bùi Cầm Hổ được xem là một trong hai vị khai quốc công thần, từng làm Thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi là vua Lê Thái Tông… Ông từng các giữ chức: Ngự sử Trung thừa, An Vũ sứ Lạng Sơn, Thăng Tham tri chính sử, Tước Á trí tự qua ba triều vua Lê Sơ: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông.
Đông đảo người dân, họ tộc về dự lễ và dâng hương thành kính trong lễ báo ân
Ông đã có nhiều đóng góp xây dựng quê hương Đậu Liêu như, đắp đập ngăn khe đưa dòng nước từ núi Hồng Lĩnh về tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Sau khi Bùi Cầm Hổ mất, nhân dân đã lập đền thờ ghi nhận công lao to lớn của ngài với nước với dân.
Ngày 12 tháng Giêng hằng năm, lễ tế Đô đài được người dân trong vùng tổ chức trang nghiêm, kính cẩn. Lễ hội Đô đài còn gọi là “Lễ báo ân” - một trong những lễ hội lớn từ xưa ở xứ Nghệ.