Các nhà lập bản đồ của National Geographic Society (tạm dịch: Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ) đã chính thức công nhận đại dương thứ 5 mang tên “Nam Đại Dương” (Southern Ocean).
Việc công nhận Nam Đại Dương cũng trùng với ngày Đại dương Thế giới (8/6 hàng năm).
Chia sẻ trên National Geographic , Alex Tait, nhà địa lý thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ cho biết đại dương này vốn đã được giới khoa học công nhận từ lâu.
“Tuy nhiên, Nam Đại Dương chưa bao giờ được chính thức công nhận vì không có thỏa thuận quốc tế”, ông nói.
Nam Đại Dương chính thức được công nhận. Ảnh: National Geographic
Những người từng đến khu vực này kể lại đây là vùng biển khác lạ. Các sông băng có màu xanh hơn, không khí lạnh hơn, núi hiểm trở hơn và cảnh quan quyến rũ hơn bất kỳ nơi nào khác.
Đại dương mới sở hữu hệ sinh thái biển độc đáo, là nơi sinh sống của cá voi, chim cánh cụt và hải cẩu. Nó cũng đóng vai trò quan trọng với hệ sinh thái các nơi khác.
Các nhà địa lý từng tranh luận rất nhiều về việc liệu những vùng nước xung quanh Nam Cực có đủ đặc điểm độc đáo để công nhận tên riêng không. Nhiều người nghĩ nó chỉ đơn giản là vùng mở rộng về phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, Ủy ban Chính sách Bản đồ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã xem xét việc đặt tên cho đại dương mới khi giới khoa học và truyền thông ngày càng sử dụng nhiều thuật ngữ này.
“Việc công nhận tên gọi Nam Đại Dương phù hợp với quan điểm của hiệp hội. Chúng tôi muốn bảo tồn các đại dương trên thế giới và hướng nhận thức của cộng đồng vào một khu vực cần được bảo tồn”, Tait chia sẻ.
Kể từ khi National Geographic bắt đầu vẽ bản đồ vào năm 1915, tổ chức này đã công nhận 4 đại dương, gồm Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Kể từ 8/6, Nam Đại Dương cũng chính thức được công nhận.
Theo National Geographic , các đại dương khác được xác định bởi những lục địa xung quanh. Tuy nhiên, đại dương mới được xác định bởi một dòng chảy. Các nhà khoa học ước tính dòng hải lưu Nam Cực (ACC) xuất hiện từ cách đây 34 triệu năm - thời điểm Nam Cực tách khỏi Nam Mỹ. Điều này cho phép dòng nước chảy quanh đáy Trái Đất mà không bị cản trở.
Ngày 1/4/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
Chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là DNNVV đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả SXKD được chứng minh tại mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp công nghệ cao quy mô lớn duy nhất tại Hà Tĩnh.
Sau quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã xác định được phân tử CIM-834, một chất ức chế mạnh mẽ có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự nhân lên của virus SARS‑CoV‑2.
Người dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ sớm được trải nghiệm dịch vụ Internet truyền qua vệ tinh Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.
Không chỉ nghiên cứu, bảo tồn mà KHKT đang góp phần phát triển bền vững nghề trồng cây ăn quả nói chung và đặc sản cam bù Hương Sơn, cam giòn Thượng Lộc nói riêng ở Hà Tĩnh.
Trần Anh Minh, 37 tuổi, với nghiên cứu đột phá về chip quang, được chủ nhân Nobel Vật lý 2014 đánh giá là người "có giá trị đặc biệt" trong lĩnh vực quang tử ở Mỹ.
Mẫu tàu viên đạn tốc độ 450 km/h của Trung Quốc, CR450, đang trải qua các thử nghiệm diện rộng và đánh giá nguyên mẫu, mở đường cho hoạt động thương mại.
Theo kết quả Bộ chỉ số PII năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đạt 33,62 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành; tăng thứ hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 và tăng 8 bậc so với năm 2023.
Hà Tĩnh đang tập trung phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Các dự án KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đang được triển khai hiệu quả, có nhiều tiềm năng hiệu quả kinh tế cao và dễ nhân rộng.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu - deep learning.