Thị trấn chỉ có một người sống ở Mỹ

Theo dữ liệu Điều tra dân số Mỹ năm 2017, Monowi ở bang Nebraska, là thị trấn hợp pháp duy nhất ở Mỹ chỉ có một người sinh sống. Cư dân đó là Elsie Eiler, đồng thời cũng là thị trưởng thành phố, năm nay 84 tuổi.

Thị trấn chỉ có một người sống ở Mỹ

Theo tiếng của người thổ dân bản địa Mỹ, Monowi nghĩa là "hoa". Ảnh: Odd.

Ngoài chức vụ người đứng đầu một thị trấn, bà Elsie còn kiêm nhiệm thêm các công việc khác như thư ký, thủ quỹ, thủ thư... Mỗi năm, bà lại treo một tấm biển giới thiệu bản thân bên ngoài quán rượu để tranh chức thị trưởng. Sau đó, bà bỏ phiếu cho chính mình và tất nhiên, năm nào bà cũng đắc cử, theo Odd.

Tuy nhiên, không vì chỉ có một mình và luôn nắm chắc việc tái đắc cử mà bà Elsie lơ là công việc chính phủ giao cho. Theo luật liên bang, mỗi năm bà phải lập một bản kế hoạch về việc trùng tu các con đường để nhà nước cấp vốn. Ngoài ra, bà cũng phải trả 500 USD một năm để Monowi có đầy đủ điện nước và không biến thành thị trấn ma.

"Khi tôi nộp đơn xin nhà nước cấp phép cho kinh doanh rượu và thuốc lá hàng năm, họ sẽ gửi lại mọi thứ cho thư ký trong làng. Và tất nhiên, thư ký đó là tôi", bà Elsie nói trên BBC . "Tôi rất hạnh phúc khi sống ở thị trấn. Tôi lớn lên ở đây, tôi quen với điều này và tôi biết tôi muốn gì".

Dù sống một mình, nữ thị trưởng không cô đơn. 6 ngày một tuần, bà đều đặn mở quán rượu từ 9h và dành 12 tiếng tiếp theo để phục vụ khách hàng thân thiết - những người mà bà biết về họ rất rõ.

Thị trấn chỉ có một người sống ở Mỹ

Bà Elsie Eiler, nữ thị trưởng và cũng là công dân duy nhất ở Monowi. Ảnh: Femina.

"Họ giống như một gia đình lớn của tôi vậy. Tôi biết nhiều khách hàng từ khi họ còn là những đứa trẻ và sau đó, họ lại mang những đứa con của mình tới đây", bà Elsie kể.

Ngoài quán rượu, thị trấn còn có thư viện Rudy đặt theo tên của chồng bà Elsie. Là một người yêu thích đọc sách, ước muốn của ông Rudy là biến bộ sưu tập sách của mình thành một thư viện công cộng. Hiện tại, ở đây có hơn 5.000 cuốn sách và tạp chí. Và tất nhiên, bà Elsie cũng là thủ thư.

Dù Monowi được mệnh danh là thị trấn nhỏ và cô đơn nhất nước Mỹ, nhưng trên thực tế cuộc sống của bà Elsie khá bận rộn. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tò mò và đổ xô về thị trấn này. Họ cũng để lại lưu bút. bà Elsie có 4 cuốn sách dày chứa toàn những dòng lưu bút của du khách.

Nữ thị trưởng cũng có 5 cháu, 2 chắt. Người gần nhất sống tại Ponca, Nebraska, cách nơi bà đang ở khoảng 145 km. Những người thân khác của bà sống ở Hà Lan. "Tôi biết rằng mình có thể đến thăm con, hoặc ở bên chúng. Nhưng tôi cũng muốn kết bạn với những người mới. Đây là nơi tôi thực sự muốn sinh sống", bà khẳng định.

Vào những năm 1930, Monowi là một điểm dừng chân trên tuyến đường sắt Elkhorn với dân số khoảng 150 người. Nơi đây từng có 3 cửa hàng tạp hóa, một vài nhà hàng và thậm chí có cả nhà tù. Bà Elsie lớn lên trong một trang trại ở ngoại ô thị trấn. Bà gặp ông Rudy, sau này là chồng mình khi học chung tiểu học. Tốt nghiệp trung học, ông Rudy nhập ngũ và phục vụ cho Không quân Mỹ. Cũng trong giai đoạn đó, bà Elsie chuyển tới Kansas và làm tiếp viên hàng không.

Năm 19 tuổi, bà Elsie kết hôn với ông Rudy, họ có hai người con. Năm 1971, hai vợ chồng mở một quán rượu. Thời điểm đó, thị trấn đã bắt đầu vắng vẻ. Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế ở nông thôn trở nên khó khăn trên khắp khu vực miền trung tây nước Mỹ.

Năm 1960, nhà thờ tổ chức tang lễ cho cha của bà Elsie và đó cũng là lễ tang cuối cùng được tổ chức tại đây. Sau đó, bưu điện, một số cửa hàng, trường học dần đóng cửa. Hai người con của bà cũng rời quê nhà để đến nơi khác tìm việc. Năm 1980, dân số thị trấn còn 18 người. 20 năm tiếp theo đó, ông Rudy và bà Elsie là hai người cuối cùng sống tại Monowi. Đến năm 2004, khi chồng qua đời, bà Elsie chỉ còn lại một mình.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.
Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Đứng trước dòng sông quê dịu dàng, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh như chưa từng bon chen giữa phố thành vội vã, nghe trái tim bỗng rung lên những nhịp đập bồi hồi của thơ trẻ hôm qua...