Thư gửi robot citizen: Đừng hôn ở Hội An…

Sophia thân mến! Tôi xin đọc tặng bạn mấy câu thơ của Chế Lan Viên trong bài Hôn một lần ở Hội An nhé!

Bài thơ giản dị lắm: “Hội An không là quê/ Mà là hương, khổ thế/ Quên quê, ai có thể/ Hương ư? Ôi dễ gì…;/ Yêu ở đâu thì yêu/ Về Hội An xin chớ/ Hôn một lần ở đó/ Một đời vang thủy triều”.

Bài thơ cực trẻ trung, “dễ thương” phải không? Ý nghĩa bài thơ lại rất mở để độc giả có thể “đồng sáng tác” theo nhiều tầng thức. Một Hội An kín đáo, tinh tế, bình yên. Một Hội An mà ngay cả khi yêu, giận hờn, trách móc cũng khác thường: “Anh là khỉ chùa Cầu”/ Mắng xong anh, em khóc/ Hương chùa hay hương tóc/ Mắng khỉ mà người đau”.

Bất cứ đô thị cổ nào cũng thế, nhất là tầm di sản văn hoá thế giới, đều chứa đựng dưới lòng đất cũng như tận thẳm sâu thẳm tâm hồn người những trầm tích, “mật ngữ” mà chỉ có họ mới giải mã được. Mọi người phải tôn trọng các tập quán của đô thị đó, tránh đến mức thấp nhất việc tác động đến nó, nếu như không muốn bị phản ứng đến “vang thuỷ triều”! Bởi, ai đó có hành vi, lời nói lệch chuẩn thì không chỉ người dân sở tại lên án mà cộng đồng đều có xu hướng đứng về phe “di sản”.

Thư gửi robot citizen: Đừng hôn ở Hội An…

Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Vụ “vang thuỷ triều” gần nhất là bức ảnh Giáng My, Hoa hậu đền Hùng, “ngồi lên nóc nhà cổ Hội An”. Sau khi bức ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người đã lên án mạnh mẽ, cho rằng đây là hành vi phản cảm, làm tổn hại đến di tích.

Người ta cũng liên hệ ngay đến vụ trèo lên mái nhà cổ chụp ảnh cưới cách đây ít năm. Tất nhiên, trong các cơn bão chỉ trích về cách tạo dáng thiếu tế nhị trên vẫn có một số ý kiến cho rằng đã là thời đại 4.0 rồi mà người Hội An vẫn còn quá nhạy cảm, quá dễ bị tổn thương, thậm chí có phần cổ hủ.

Hoa hậu Giáng My sau đó đã lên tiếng rằng dư luận bức xúc như vậy là do chưa hiểu rõ sự tình, và rằng địa điểm cô chụp bức ảnh gây tranh cãi nằm ở sân thượng, có ống khói nhân tạo chứ không phải mái nhà như nhiều người chỉ trích…

Nếu quả là như vậy thì tôi vẫn thấy, cho dù mái nhà cổ trong bức ảnh chỉ là mô hình, và tuy nhân vật không xâm phạm về mặt vật chất đối với di tích cổ, nhưng rõ ràng ê-kíp chụp ảnh có sử dụng hình ảnh nhà cổ vào một mục đích khó có thể coi là “thuận” về mặt văn hóa được. Việc tạo dáng bằng cách ngồi lên “mô hình” mái nhà cổ chắc chắn là một “tối kiến”.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch thành phố Hội An cho biết, thời gian tới thành phố Hội An sẽ kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy chế về những hành động không đẹp đối với phố cổ vào diện cấm. Có lẽ đây là giải pháp khả thi nhất để “bảo vệ” Hội An.

Sophia thân mến!

“Phép vua thua lệ làng”, bạn có là ai nhưng đến làng nào đó đều phải tuân thủ cái lệ, nếu không muốn bị tẩy chay. Huống chi, Hội An là “làng” di sản thế giới, chúng ta cần tôn trọng sự trang nghiêm, nền nã, lịch lãm của nơi này. Bản thân tôi không đồng ý việc tạo dáng bằng cách ngồi lên mô hình mái nhà cổ. Thiếu gì cách tạo dáng sáng tạo hơn, mà lại tôn vinh được vẻ đẹp của cả con người và kiến trúc? Đó là chưa kể, với người Việt Nam, chuyện văn hoá trong cái nhà nó tinh tế lắm, chỗ nào là chỗ linh thiêng trong nhà, còn đàn bà con gái phải đi lại như thế nào, đứng ngồi ở đâu…, đã được dạy kỹ từ nhỏ.

Nên nhớ, Hội An vẫn tồn tại nhịp sống, nếp văn hoá như một cái làng. Một lần về nhà bà cô ở, đêm đã khuya, khung cảnh hữu tình thôi xách sáo ra thổi. Sáng mai cà phê, cô bạn nhà tít ngoài bìa phố cổ hỏi: “Khi tối tui nghe tiếng sáo, ông thổi chứ ai vô đây?”.

Thế đó, Hội An nhỏ như lòng bàn tay, rất dễ rung cảm nên bạn chớ có làm gì ồn ào ở nơi này.

Tạm biết Sophia và hẹn thư sau!

Hữu Quý

Nguồn: TT&VH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...