Hà Tĩnh có diện tích đất trồng trọt khoảng 100.000 ha, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phòng trừ các đối tượng dịch hại hàng năm khoảng 232 tấn, trong đó có 227 tấn thuốc hóa học.
Việc nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng trên cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý, sử dụng thuốc BVTV sinh học nhằm đáp ứng ứng mục tiêu sản xuất an toàn, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ nguồn các sản phẩm tự nhiên (nhựa dầu nghệ) kết hợp nano bạc, chitosan trên cây cam, bưởi giúp người dân ở Hà Tĩnh phòng trừ nấm, vi khuẩn gây bệnh, cây đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn.
Hoạt động này nhằm thay đổi thói quen, ý thức của người dân, góp phần cải thiện môi trường sống, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp trên địa bàn, bảo vệ môi trường nông thôn Hà Tĩnh.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng kỹ thuật mạ khay, cấy máy của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giải phóng sức lao động cho người dân và nâng cao năng suất lúa.
Nhà chức trách đã cảnh báo về bao bì, vỏ chai thuốc BVTV là một trong những loại rác thải nguy hại, cần phải được xử lý đúng quy định. Song, trên nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh đang xảy ra tình trạng vứt vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi được sử dụng trong vụ xuân 2023.
Nhiều năm nay, việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng được nông dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng nhằm hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi ảnh hưởng tới môi trường.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Mai Thuỷ đề nghị ngành NN&PTNT Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các địa phương phổ biến kiến thức các loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tới bà con nhân dân và các hộ kinh doanh.
Qua giám sát, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đề nghị huyện Cẩm Xuyên tăng cường tuyên truyền, giám sát hoạt động kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giả, kém chất lượng gây nhiều tác hại đối với sản xuất nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV ở Hà Tĩnh tuy được quản lý thường xuyên song thực tế vẫn còn một số bất cập.
Thời điểm này, trên những cánh đồng lúa đang trổ bông ở Hà Tĩnh, nhiều vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng bị vứt bừa bãi, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Sau 1 năm thử nghiệm chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng tại các mô hình ở Hà Tĩnh, kết quả các mẫu đất phân tích đều không phát hiện dư lượng các hoạt chất chứa độc tố (nhóm lân hữu cơ và cacbamat).
Với 30 đối tác lớn và 300 đại lý trong chuỗi hệ thống, Công ty TNHH Vitad (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) đang cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất cho người dân Hà Tĩnh.
Sau gần 2 năm nghiên cứu, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh đã hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium anisopliae. Việc sử dụng nấm ký sinh kiểm soát được trên 75% rầy nâu và sâu hại cây ăn quả, rau màu, giảm chi phí phòng trừ.
Nhằm hạn chế tình trạng vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng bị vứt bên bờ ruộng hoặc kênh mương, ao hồ... gây ô nhiễm môi trường, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đầu tư hơn 140 triệu đồng để lắp đặt 234 bể chứa.
Sáng 29/2, tại xã Thạch Khê, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) phát động ra quân lắp đặt, thu gom, xử lý rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng nhằm bảo vệ môi trường.
Thay vì phát cỏ, dọn vệ sinh đồng ruộng, nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh đã lạm dụng thuốc trừ cỏ để làm sạch ruộng đồng. Tuy tiết kiệm được chút thời gian, công sức, nhưng việc làm này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, môi sinh và đe dọa đến sức khỏe con người.
Thời gian qua, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ và cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những loại rác thải nguy hại, cần được xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, tại một số địa phương ở Hà Tĩnh, vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng vẫn chưa được thu gom, xử lý đúng cách.
Khi vườn cam sắp tới ngày thu hoạch bị nhiều loại sâu bọ phá hại, nhất là loại bướm ma mắt đỏ “đốt đâu rụng đó”, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã dùng nhiều cách như mắc màn, bọc túi, thắp đèn led hay bắt sâu ban đêm để bảo vệ cam.
Khu vực sản xuất hành lá tập trung của xã Thuần Thiện (Can Lộc - Hà Tĩnh) có nền đất cao nên đợt mưa lũ vừa qua không bị ảnh hưởng. Thời điểm này, nông dân tích cực bám đồng, vừa sản xuất, vừa thu hoạch với niềm vui được mùa, được giá.
Từng là cây trồng chủ lực của địa phương, nhưng hơn 3 năm trở lại đây, diện tích cam chanh ở xã Cẩm Yên (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đang giảm dần. Cam chanh Cẩm Yên không còn giữ được độ ngọt thơm, vàng óng mà chất lượng xấu đi rõ rệt…
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất dưa lưới trong nhà màng theo chuỗi liên kết gắn với du lịch trải nghiệm” tại xã Xuân Mỹ - Nghi Xuân.
Với 4 sào đất lúa kém hiệu quả, gia đình ông Nguyễn Đình Hạnh (SN 1958, thôn Bình Minh, xã Thạch Bình, TP. Hà Tĩnh) chuyển hướng sang trồng ổi kết hợp với chăn nuôi gia cầm, mỗi năm thu gần 150 triệu đồng.
Thực tế Hà Tĩnh vẫn đang xoay sở với câu chuyện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản, trong khi đó, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) mặc dù được coi là con đường tất yếu nhưng đang gặp nhiều khó khăn do bài toán an ninh lương thực.
Thu gom, xử lý, tiêu hủy vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng là một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ môi trường đã, đang được hàng ngàn nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tích cực hưởng ứng.
Vỏ thuốc bảo vệ thực vật là chất thải nguy hại nhưng sau khi sử dụng, người nông dân vẫn có thói quen vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Nhằm hạn chế tình trạng này, góp phần bảo vệ môi trường, Hội Nông dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã tổ chức đặt các bể chứa rác tại chân ruộng để hội viên thu gom.
Kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn trên lúa tại huyện Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận cơ quan chuyên môn và các địa phương đã có giải pháp khống chế bệnh đạo ôn kịp thời.