Thuốc kích thích trẻ ăn ngon và tăng cân: Hại nhiều hơn lợi

Tình trạng trẻ (dưới 14 tuổi nói chung) biếng ăn, thấp bé nhẹ cân hơn bạn cùng trang lứa luôn là nỗi lo lắng của cha mẹ.

Tình trạng trẻ (dưới 14 tuổi nói chung) biếng ăn, thấp bé nhẹ cân hơn bạn cùng trang lứa luôn là nỗi lo lắng của cha mẹ. Cách mà phụ huynh luôn tìm đến là cho con dùng thuốc kích thích ăn ngon và tăng cân. Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng các loại thuốc này chứa đựng những nguy hiểm cho cơ thể.

Bản chất của các thuốc kích thích ăn ngon và tăng cân là gì?

Thuốc có chứa cyproheptadin: Là loại thuốc được truyền miệng và cho trẻ sử dụng nhiều nhất. Thực chất cyproheptadin là kháng histamin chống dị ứng nhưng có thêm tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm. Thuốc không làm tăng trọng mà tác dụng gián tiếp điều trị chứng chán ăn cho trẻ, làm cho trẻ dùng thuốc ăn ngon hơn. Tác dụng gây thèm ăn của cyproheptadin chỉ xuất hiện tạm thời trong thời gian dùng thuốc nhưng khi ngưng thuốc trẻ sẽ chán ăn trở lại và bị sụt cân. Không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Ðối với trẻ nhỏ, thuốc có thể gây cơn co giật còn gọi là tác dụng phụ thần kinh ngoại tháp. Do lợi bất cập hại như vậy nên nhiều nước đã không còn dùng cyproheptadin để điều trị chứng chán ăn cho trẻ em nữa.

thuoc kich thich tre an ngon va tang can hai nhieu hon loi

Thuốc kích thích trẻ ăn, cần theo sự tư vấn của bác sĩ, có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ, nhằm mục đích bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu.

Các thuốc chống viêm glucocorticoid: Thường được gọi tắt là corticoid hay steroid. Đây là thuốc dùng để chống viêm, điều trị các bệnh thấp khớp, các bệnh dị ứng ngoài da và hệ hô hấp như hen phế quản, bệnh thận hư... dùng theo đơn, nhưng cũng hay bị lạm dụng cho mục đích tăng cân. Các thuốc thuộc nhóm này gồm dexamethasone, prednison, pednisolon... Tác dụng phụ của thuốc corticoid là gây giữ muối, giữ nước trong cơ thể làm tăng cân, gây phù. Khi cho trẻ dùng thuốc này kéo dài sẽ có cảm giác béo ra, tăng cân với khuôn mặt tròn như mặt trăng. Một số người tưởng là tốt nhưng thực ra là biểu hiện của tác dụng phụ có hại của thuốc. Đây chỉ là sự tăng cân giả tạo. Mặt khác, khi dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, corticoid được dùng liên tục quá 15 ngày hoặc bị dừng đột ngột, có thể gây suy tuyến thượng thận cấp tính, một biến chứng hết sức nguy hiểm, với các biểu hiện như trụy tim mạch, rối loạn nước và điện giải... Ngoài tác dụng phụ gây béo phì, thuốc còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm khác như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây tắc mạch, có thể gây loét dạ dày - tá tràng, làm giảm sự đề kháng của cơ thể nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Thuốc có dẫn chất là hormon sinh dục: Một thuốc khác có chứa hoạt chất là nandrolon phenylpropionat, một dẫn chất tổng hợp tương tự hormon sinh dục nam testosterone, nhưng có cấu trúc hóa học hơi khác testosterone, cũng bị lạm dụng cho mục đích tăng cân, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhỡ nhỡ (tầm 10-14 tuổi). Tác dụng chủ yếu của nandrolon phenylpropionat là đồng hóa protein, nghĩa là giúp cơ thể hấp thu, chuyển hóa chất đạm và vận chuyển các acid amin của chất đạm vào bên trong mô cơ, làm cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cân. Thuốc được chỉ định điều trị chứng gầy ốm, sụt cân, mất sức sau khi mắc bệnh nặng, nhưng không được dùng cho trẻ dưới 15 tuổi.

Thuốc có nguồn gốc Đông y “giả”: Thuốc Đông y được nhiều phụ huynh tin dùng cho mục đích kích thích trẻ ăn ngon và tăng cân (kể cả loại thuôc sắc và thuốc đã cô lại thành viên). Không ít thuốc tăng cân đều núp bóng dưới dạng thuốc Đông y (thuốc có công thức gồm các dược thảo) hoặc một công thức rất “hổ lốn” các loại men tiêu hóa, men vi sinh và một số thành phần tân dược. Đáng ngại hơn, khi bào chế, các nhà sản xuất đã cho thêm các loại tân dược như corticoid, cyproheptadin,,, để đẩy nhanh tác dụng, đánh trúng vào tâm lý nôn nóng muốn tăng cân nhanh của các mẹ. Chính điều này đã gây nguy hại khôn lường tới sức khỏe của trẻ.

Nên làm gì khi trẻ kém ăn, nhẹ cân?

Tình trạng chán ăn ở trẻ thực sự đáng ngại khi trẻ có thay đổi về cảm xúc, tâm lý như lo lắng, cô đơn, trầm cảm... khiến cho trẻ ăn không ngon miệng, không thích ăn, chán ăn... Ngoài ra, với các trường hợp trẻ chán ăn do mắc một bệnh lý thực thể nào đó liên quan đến đường tiêu hóa và có biểu hiện sinh lý như buồn nôn, nôn, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, sốt, nhức đầu...

Trong những trường hợp đó, cần phải đưa trẻ đi khám bệnh và cần có sự chăm sóc, tư vấn từ thầy thuốc đối với từng bệnh cụ thể. Với trường hợp trẻ biếng ăn đơn thuần, thì có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ, nhằm mục đích bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng thiếu hụt để giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Phương pháp này tác dụng chậm hơn nhưng có hiệu quả bền vững, an toàn. Trẻ không chỉ ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn mà còn phát triển cân đối chiều cao - thể chất - trí tuệ. Đó là các thuốc có chứa các vitamin và khoáng chất.

Nên lựa chọn các dạng bào chế dành riêng cho trẻ và chứa các dưỡng chất thiết yếu như: vitamin B1 (thiamin) và vitamin B12. Đây là hai vitamin trong nhóm B rất thiết yếu giúp duy trì sự thèm ăn cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa chất bột đường (glucid), thúc đẩy sự tăng trưởng và sự săn chắc các khối cơ. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong sự hình thành và tái sinh hồng cầu, giúp phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt và thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ. Ngoài ra, cần cho trẻ sử dụng thêm vitamin C (ascorbic acid) là một vitamin thiết yếu rất cần thiết cho sự tăng trưởng. Một số vi chất dinh dưỡng hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng là kẽm, selen, lysin, taurin, canxi...

Điều gì nên và không nên khi sử dụng thuốc kích thích ăn uống cho trẻ?

Đã gọi là uống thuốc thì có một lưu ý đặc biệt là chỉ uống khi cần thiết và đặc biệt là uống thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dù đó là thuốc bổ. Trước khi uống thuốc cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân biếng ăn của trẻ để tìm được loại thuốc trị đúng bệnh, loại bỏ đúng nguyên nhân đó. Không chỉ vậy mà phải tìm hiểu thật kỹ loại thuốc định cho trẻ uống, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tuân thủ đúng liều lượng và quy định của thuốc.

Có một số loại thuốc có thể trộn vào thức ăn để trẻ uống cho dễ nhưng không phải loại nào cũng có thể làm như vậy và nên hạn chế làm như vậy để việc dùng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất. Việc bổ sung vi chất cần có khoảng thời gian tối thiểu 1-2 tháng giúp trẻ hấp thu, từ đó cải thiện cảm giác thèm ăn tự nhiên, tăng hấp thu, tăng cân ở trẻ. Nhưng cũng không nên lạm dụng các thuốc này vì có thể thúc đẩy quá trình dậy thì ở trẻ đến sớm hơn.

Theo SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Du lịch Tết đang là sự lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ nhằm khởi động một năm mới an nhiên, đầy hứng khởi và tràn đầy năng lượng.
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Mâm cơm cúng tất niên

Mâm cơm cúng tất niên

Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe đạp và chạy bộ đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi để có thể rèn luyện mỗi ngày. Thế nhưng không ít người băn khoăn đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Dự báo khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 26/1 trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, và đôi khi, tình trạng này vẫn xảy ra mặc dù họ có thói quen đánh răng đều đặn. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách xử trí như thế nào để có hiệu quả?
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.