Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ làm việc khoảng 23 ngày, khai mạc vào ngày 21/10/2019.

Tiếp tục phiên họp lần thứ 37, hôm nay 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật, gồm: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2019

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ làm việc khoảng 23 ngày, khai mạc vào ngày 21/10/2019. Trong đó, Quốc hội dành 12 ngày cho công tác lập pháp; xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; Xem xét các báo cáo về công tác tư pháp; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hiện giám sát chuyên đề và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại phiên họp 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Tổng thư ký, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị nghiên cứu giảm hoặc bỏ thảo luận ở tổ do hiệu quả chưa cao. Trước mắt, đối với nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước: đề nghị không bố trí thảo luận ở tổ và tăng thời gian thảo luận ở hội trường, đồng thời, giảm thời gian phát biểu của đại biểu từ 07 phút xuống còn 05 phút.

Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cũng đề nghị giảm tối đa tài liệu bằng văn bản giấy, đồng thời, nâng cấp để tăng tiện ích của phần mềm cung cấp, thông tin tài liệu kỳ họp trên thiết bị di động, bảo đảm tiến độ chuẩn bị và gửi tài liệu để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu điện tử.

Mặt khác, cải tiến việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử theo hướng trên màn hình điện tử thể hiện đồng thời cả “phương án 1” và “phương án 2” để đại biểu bấm nút chọn một trong hai phương án (thay vì bấm nút chọn “đồng ý” hoặc “không đồng ý” đối với từng phương án).

Theo VOV

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Năm 2025 về trong niềm tin và kỳ vọng! Cùng cả nước bước vào năm mới, một năm với nhiều sự kiện trọng đại; đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Hà Tĩnh quyết tâm vượt mọi khó khăn; đổi mới, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa trên hành trình mới.
Khát vọng vươn mình, tạo đột phá mới

Khát vọng vươn mình, tạo đột phá mới

Hà Tĩnh khép lại năm 2024 với nhiều thành quả đáng tự hào, kết tinh từ sự nỗ lực trong bộn bề khó khăn của cả hệ thống chính trị. Đón năm 2025 bằng khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục nỗ lực, phấn đấu tạo đột phá mới.
Đường lớn mở rạng rỡ ánh xuân

Đường lớn mở rạng rỡ ánh xuân

Trước ngưỡng cửa mùa xuân, chim én lại bay về chấp chới trên bầu trời lồng lộng bao la. Và đào mai lại nở tươi sắc thắm, đón chào đất nước vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TP Hà Tĩnh công bố các quyết định về công tác cán bộ

TP Hà Tĩnh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Thành ủy Hà Tĩnh tổ chức công bố chủ trương, quyết định của BTV Thành ủy về công tác cán bộ; gặp mặt cán bộ lãnh đạo quản lý dự kiến nghỉ công tác trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp xã.
10 dấu ấn nổi bật của Hà Tĩnh năm 2024

10 dấu ấn nổi bật của Hà Tĩnh năm 2024

Năm 2024, với những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, Hà Tĩnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Những thành quả không chỉ khẳng định vị thế của tỉnh nhà mà còn tạo động lực quan trọng để Hà Tĩnh vươn xa. Dưới đây là 10 dấu ấn tiêu biểu của Hà Tĩnh năm 2024 do Báo Hà Tĩnh bình chọn.