Tiêm kích Rafale - vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” của Không quân Ấn Độ

Tiêm kích Rafale được các chuyên gia quốc phòng mô tả là vượt trội hơn so với chiến đấu cơ chủ lực J-20 của Trung Quốc và tiêm kích F-16 của Pakistan.

Hôm 10/9, Ấn Độ chính thức biên chế tiêm kích đa năng Dassault Rafale cho phi đội máy bay chiến đấu của lực lượng không quân, giúp tăng cường năng lực phòng không nhằm đối phó với bất cứ mối đe dọa nào tại khu vực biên giới của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cùng người đồng cấp Pháp Florence Parly và các quan chức quốc phòng cao cấp tham gia buổi lễ biên chế.

Tiêm kích Rafale - vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” của Không quân Ấn Độ

Không quân Ấn Độ diễu binh qua tiêm kích Rafale trong buổi lễ biên chế. Ảnh: AFP.

Vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi”

5 tiêm kích Rafale đã gia nhập phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ trong bối cảnh các Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ thảo luận về cách thức giảm căng thẳng sau các vụ đụng độ tại khu vực biên giới.

Với khả năng mang được tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường cùng lượng vũ khí có tải trọng 10 tấn, tiêm kích Dassault Rafale giúp tăng cường hỏa lực cho không quân Ấn Độ vào thời điểm quan trọng, khi mà căng thẳng biên giới đang leo thang. Được xem như vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi”, Dassault Rafale được các chuyên gia quốc phòng mô tả là vượt trội hơn nhiều so với máy bay chiến đấu chủ lực J-20 của Trung Quốc và tiêm kích F-16 của Pakistan.

“Về mặt chiến lược, điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ có lợi thế hơn trong khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu tại buổi lễ biên chế máy bay tại căn cứ không quân quan trọng nhất của Ấn Độ ở Ambala, cách biên giới của cả Pakistan và Trung Quốc khoảng 250km. Căn cứ không quân hơn 100 tuổi này từng là mục tiêu hàng đầu của Pakistan trong các cuộc chiến tranh năm 1965 và 1971.

Không giống như máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 thế hệ thứ 5 do Trung Quốc sản xuất, Rafales có lợi thế là đã trải qua nhiều thử thách trong chiến đấu. Tiêm kích này được sử dụng để tiêu diệt các phần tử thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria, bay cách xa căn cứ để tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao. Không quân Pháp cũng sử dụng chúng trong vai trò dẫn đầu các hoạt động ở Mali.

Dassault Rafale có tầm hoạt động gần 3.700km khi mang theo đầy đủ tải trọng vũ khí và tầm bắn chính xác 150km, ưu việt hơn so với nhiều loại máy bay chiến đấu khác ở Trung Quốc và Pakistan. Tiêm kích này đã được nâng cấp theo yêu cầu cụ thể của Ấn Độ, có thời hạn sử dụng lâu hơn và hữu ích hơn trong quá trình hoạt động.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết: “Việc tiếp nhận Rafale là một thông điệp mạnh mẽ đối với thế giới và đặc biệt là đối với những bên thách thức chủ quyền của Ấn Độ. Rafale có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó việc tiến hành các cuộc tấn công chính xác chống lại kẻ thù”.

Tiêm kích đa nhiệm Rafale thế hệ 4.5 có thể bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh, đạt tối đa 1,8 Mach. Các chuyên gia cho rằng yếu tố "thay đổi cuộc chơi” nằm ở việc Rafale được tích hợp tên lửa không đối không Meteor với tầm bắn 150 km - khả năng mà cả Trung Quốc và Pakistan đều không có được và tên lửa hành trình Scalp nặng 1.300kg, dài 5,1 m, có tầm bắn 600 km với độ chính xác cao.

Giúp tăng cường hỏa lực của Ấn Độ

Sau khi được đưa đến Ấn Độ lần đầu vào tháng 7/2020, với sự điều khiển của các phi công từng trải qua quá trình đào tạo tại Pháp trong hơn 1 năm, tiêm kích này đã được thử nghiệm tại khu vực Rajasthan có khí hậu khô, nóng và ở Ladakh trong điều kiện thời tiết lạnh. Quá trình thử nghiệm cho thấy Rafale có khả năng thích nghi tốt và trong mọi điều kiện đều phát huy hiệu quả.

Sau lễ biên chế chính thức, 5 tiêm kích Rafale gia nhập phi đội máy bay chiến đấu của Ấn Độ, trong đó có các loại máy bay Jaguar, Mirage 2000, Sukhoi, MiG-21, MiG -27, MiG-29, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu. Loạt thứ 2 gồm 5 chiếc Rafale khác sẽ được Pháp bàn giao tiếp vào tháng 10/2020. Tính đến năm 2022, Ấn Độ sẽ tiếp nhận tất cả 36 chiếc Rafale từ đối tác. Nhiều báo cáo cho biết, New Dehli có thể mua một lượng lớn máy bay chiến đấu đa năng Rafale vì chúng phù hợp với các điều kiện nước này.

Tuy vậy vẫn có điều mà Ấn Độ phải lo lắng. Ngay cả khi tất cả tiêm kích Rafale đã tham gia vào phi đội máy bay chiến đấu gồm 1.725 chiếc, Ấn Độ vẫn thiếu năng lực về không quân cần thiết để đối phó với tình huống cả Trung Quốc và Pakistan tấn công từ hai hướng.

Pakistan ước tính có 75 chiếc F-16 đóng vai trò là phi đội máy bay chiến đấu chủ lực. Nước này cũng sở hữu tiêm kích đa nhiệm Mirage do Pháp sản xuất và Chengdu F-7 do Trung Quốc sản xuất để hỗ trợ trong chiến đấu. Islamabad đang trong quá trình mua các máy bay chiến đấu mới nhất. Ước tính, Pakistan có khoảng 870 máy bay tấn công, phòng thủ và vận tải dọc theo đường biên giới dài 3.323 km với Ấn Độ.

Đối với New Dehli, Trung Quốc vẫn là mối quan ngại lớn dọc đường biên giới dài 3.488km của nước này, phần lớn có địa hình khó khăn, hiểm trở. Theo đánh giá năm 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ, không quân của Trung Quốc lớn thứ 3 trên thế giới, với quy mô 2.500 máy bay. Bộ này cho rằng, không quân Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn với các loại máy bay không người lái chiến đấu, chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-31, máy bay tiếp nhiên liệu, cùng hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và S-400 do Nga sản xuất.

Theo báo cáo của Mỹ, số lượng đầu đạn dùng cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Trung Quốc có khả năng đe dọa Mỹ, và dự kiến sẽ tăng lên đến khoảng 200 trong 5 năm tới.

Cây bút Sumit Sharma của tờ Asia Times cho rằng, Rafales sẽ giúp tăng cường hỏa lực của Ấn Độ và có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi nếu được sử dụng hiệu quả. Hơn nữa, các lực lượng của Ấn Độ cũng đã có kinh nghiệm và khả năng phối hợp tốt khi sử dụng tiêm kích này tại các khu vực Kashmir và Ladakh.

Ông Sumit Sharma nhấn mạnh, nếu xung đột biên giới Ấn Độ-Trung Quốc nổ ra, yếu tố quan trọng sẽ nằm ở tên lửa tầm xa mà cả hai quốc gia có vũ trang hạt nhân này đều sở hữu. Ấn Độ cũng ngang bằng Trung Quốc về khả năng siêu thanh để phóng tên lửa tầm xa tới hầu hết các lục địa.

Theo VOV

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.