Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Nhóm nào cần trì hoãn?

Chuyên gia Bệnh viện Nhi TW khuyển cáo trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine khi đã có tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 hoặc các thành phần của vaccine; trẻ phải trì hoãn tiêm là trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn...

Tại hội nghị tập huấn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi do Bộ Y tế vừa mới diễn ra, TS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi TW chia sẻ, thông qua việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các quốc gia đối với nhóm trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cho thấy các phản ứng xảy ra không có sự khác biệt nhiều so với nhóm trẻ lớn từ 12-17 tuổi và người lớn.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Nhóm nào cần trì hoãn?

TS Lê Kiến Ngãi khuyến cáo trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine khi đã có tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine; trẻ phải trì hoãn là trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển... Ảnh: Trần Minh

Hiện có 2 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là vaccine Pfizer (tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi) và vaccine Moderna (tiêm cho nhóm từ 6 - dưới 12 tuổi).

“Mục tiêu quan trọng nhất là làm sao tiêm vaccine phòng COVID-19 được cho nhiều trẻ đủ điều kiện nhất, nhưng phải đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó”- TS Lê Kiến Ngãi nói, đồng thời đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trường hợp trẻ ở nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng, cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm.

Trước tiên là phải khám sàng lọc kỹ các đối tượng trước khi tiến hành tiêm cho trẻ. Theo đó, nhóm trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 hoặc các thành phần của vaccine.

Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

Bên cạnh đó, TS Ngãi thông tin, Hội đồng tư vấn đã đồng thuận đưa ra khuyến cáo với trẻ từng mắc COVID-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh . Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW cũng cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện một số trẻ sau mắc COVID-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa). Hội đồng tư vấn khuyến cáo, khi trẻ có MIS-C, cần trì hoãn đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này.

Nếu trẻ đã có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine phòng COVID-19

TS Ngãi cũng lưu ý: Những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên ngoài trường hợp từng có hội chứng MIS-C còn các trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khi khai thác tiền sử thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,…).

Các trường hợp cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; bé rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Nhóm nào cần trì hoãn?

Đồ họa: Kim Dung

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ được tổ chức tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động.

Cụ thể, triển khai trước cho nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi (học lớp 6), sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.

“Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng trẻ phải luôn có người hỗ trợ, theo sát 24/24h, tránh vận động mạnh”- PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý.

Cũng đồng quan điểm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW cho hay: Cha mẹ, người thân phải túc trực bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. Trong thời gian này, chúng ta cần theo sát trẻ để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác.

Theo SKĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Hơn 1.000 người làm sạch biển Kỳ Anh

Hơn 1.000 người làm sạch biển Kỳ Anh

Xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa tổ chức các đợt ra quân làm sạch bãi biển dài khoảng 4km trên địa bàn để phục vụ mùa du lịch biển năm 2025.
Những lưu ý khi sử dụng hoa, quả đậu biếc

Những lưu ý khi sử dụng hoa, quả đậu biếc

Không khỉ dùng làm màu cho thực phẩm, hoa và hạt đậu biếc còn có nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Tuy nhiên để tránh gặp các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu điểm lợi và hại của hoa và hạt đậu biếc.
Hiệp sỹ giao thông 18 năm cứu người

Hiệp sỹ giao thông 18 năm cứu người

Nhiều năm qua, người dân Cẩm Xuyên đã quen với hình ảnh một người đàn ông làm nghề kinh doanh tự do ở xã Cẩm Thịnh, với chiếc xe bán tải đưa nạn nhân bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu kịp thời. Người mà chúng tôi đang nhắc đến đây là anh Hà Văn Bang (1979).
Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Với những người có vóc dáng không cân đối, thừa cân... họ luôn mong muốn có thể giảm cân và giảm mỡ để có được thân hình cân xứng.
“Hóng drama” - thói quen tai hại

“Hóng drama” - thói quen tai hại

Cụm từ “hóng drama” đã trở nên quen thuộc, được nhiều người xem như một hình thức giải trí. Tuy nhiên, thói quen này ẩn chứa những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý đời sống thực tế.
Những lưu ý khi ăn ổi

Những lưu ý khi ăn ổi

Bạn không nên ăn ổi khi đói, không ăn nhiều hạt… để tránh các hậu quả tiêu cực tới sức khỏe.
Sẽ ra sao khi phụ nữ say khướt?

Sẽ ra sao khi phụ nữ say khướt?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc phụ nữ sử dụng rượu bia không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, việc uống bia, rượu không chừng mực dẫn đã đến nhiều hệ lụy.
Đột quỵ ở tuổi 28

Đột quỵ ở tuổi 28

Nhìn con òa khóc vì khát sữa ngay bên cạnh mà không thể ôm vào lòng, Trà My chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.