Tiểu hành tinh gần 600 mét sẽ bay qua Trái Đất vào tuần sau

Tiểu hành tinh 2006 QQ23 sẽ bay sượt qua Trái Đất hôm 10/8 với đường kính ước tính 570 mét, dài hơn tòa nhà Empire State ở Mỹ.

Tiểu hành tinh gần 600 mét sẽ bay qua Trái Đất vào tuần sau

Tiểu hành tinh 2006 QQ23 có kích cỡ trung bình. Ảnh: Noizz.

Nhà nghiên cứu Lindley Johnson và Kelly Fast ở Văn phòng Điều phối Bảo vệ Hành tinh của NASA cho biết 2006 QQ23 không đáng để lo ngại bởi tiểu hành tinh cỡ trung bình này bay qua cách Trái Đất gần 8 triệu km. Nó được xếp vào nhóm "những vật thể gần Trái Đất".

Các tiểu hành tinh lớn cỡ 2006 QQ23 bay qua Trái Đất khoảng 5 - 6 lần/năm. Tiểu hành tinh lớn nhất quay quanh Mặt Trời mà giới nghiên cứu biết tới dài khoảng 34 km. Chương trình quan sát vật thể gần Trái Đất của NASA phân loại gần 900 tiểu hành tinh quanh Trái Đất có đường kính trên 1 km. Tiểu hành tinh kích thước càng nhỏ càng phổ biến hơn.

Phần lớn thiên thể bốc cháy khi bay qua khí quyển Trái Đất nhưng vài trường hợp gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Năm 2013, thiên thạch đường kính gần 17 mét nổ tung trên bầu trời Nga, khiến hơn 1.000 người bị thương. Nếu 2006 QQ23 đâm vào Trái Đất, khu vực rộng bằng một bang sẽ bị phá hủy.

NASA đang phát triển công nghệ để tìm kiếm tiểu hành tinh và theo dõi khi nào chúng bay gần Trái Đất. Họ theo dõi dữ liệu về quỹ đạo của tiểu hành tinh 2006 QQ23 từ năm 1901. Nếu tiểu hành tinh được cho là mối đe dọa đối với Trái Đất, NASA sẽ tiến hành làm chệch hướng bay của nó.

Theo An Khang/VNE

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.