Tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới

Tháp Steinway là tòa nhà chọc trời siêu mảnh với chiều cao lớn hơn 24 lần so với chiều rộng (18 m).

Tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới

Tháp Steinway ở khu trung tâm Manhattan. Ảnh: Dronalist

Tháp Steinway ở Manhattan, New York có tỷ lệ chiều cao so với chiều rộng là 24:1, biến công trình thành tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới, theo các nhà thầu xây dựng. Với độ cao 435 m, đây cũng là một trong những tòa nhà cao nhất ở Tân bán cầu, chỉ kém hơn một chút so với hai tòa nhà khác cũng ở New York là Trung tâm Thương mại Thế giới (541 m) và tháp Công viên Trung tâm (472 m). Công trình nằm ở trung tâm Manhattan bao gồm 60 căn hộ dọc theo 84 tầng.

Tháp Steinway được thiết kế bởi công ty kiến trúc SHoP Architects ở New York. Các nhà thầu JDS Development, Property Markets Group và Spruce Capital Partners bắt đầu thi công năm 2013. Gregg Pasquarelli, gọi tòa nhà này là “một dự án có tỷ lệ phi thường và tráng lệ”.

Những tòa nhà chọc trời siêu mảnh hay còn gọi là tháp bút chì trở thành đặc điểm nổi bật ở Hong Kong vào thập niên 1970. Kể từ sau đó, nhiều thành phố lớn khác như New York cũng đi theo trào lưu đó. Các kiến trúc sư cho biết mục đích chính của họ là tạo ra hình ảnh mới táo bạo cho cảnh quan ở New York, đồng thời kỷ niệm nguồn gốc lịch sử của địa phương.

Tháp Steinway nằm kế bên Hội trường Steinway Hall, một công trình lịch sử xây dựng năm 1925, từng là trụ sở của nhà sản xuất đàn piano trứ danh Steinway and Sons kiêm phòng hòa nhạc. Công ty kiến trúc lấy cảm hứng từ thời đại hoàng kim của nhà chọc trời ở Manhattan và lịch sử nghệ thuật của New York. Bề mặt tòa tháp có nhiều khối đất nung đổi màu và họa tiết khi nhìn dưới các loại ánh sáng và góc độ khác nhau.

Theo CNN/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.