[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Nguyễn Văn Cừ

(Baohatinh.vn) - Tuy tuổi đời và sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho Đảng và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, niềm tin mãnh liệt ở lý tưởng cách mạng cao đẹp.

anh-5-lsd-48-ngvancu.jpg

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪ

Ngày sinh: 9/7/1912

Ngày mất: 28/8/1941

Quê quán: xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Dân tộc: Kinh

Chức vụ: - Tổng Bí thư của Đảng từ 3/1938 đến 1/1940

.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- : Tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh trường Bưởi (Hà Nội). Sau khi bị đuổi học, đồng chí về quê mở trường dạy học, liên lạc mật thiết với đồng chí Ngô Gia Tự và tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để hoạt động

- 1928: Thực hiện vô sản hóa, đồng chí ra mỏ Vàng Danh làm phu cuốc than để vừa rèn luyện mình, vừa giác ngộ công nhân

- 6/1929: Gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng

- Sau ngày 3/2/1930: Bí thư Đặc khu ủy Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai-Uông Bí

- 12/1931: Bị thực dân Pháp bắt

- 12/1931 - 9/1936: Bị giam ở các nhà tù: Hòn Gai, Hỏa Lò và Côn Đảo

- Sau năm 1936: Tham gia các hoạt động khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ

- 9/1937: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ 3 đến 5/9/1937), đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng

- 3/1938: Tại Hội nghị Trung ương họp tại Tân Thới Nhất, Hóc Môn (Gia Định), đồng chí được cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

- 6/1939: Viết tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” để đấu tranh phê bình trong Đảng

- 11/1939: Đồng chí là một trong những người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương họp tại Bà Điểm (Gia Định), quyết định việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

- 18/1/1940: Bị địch bắt tại Sài Gòn

- 23/11/1940: Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp khép đồng chí vào tội là người đã thảo ra “Nghị quyết thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “Chủ trương bạo động” và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Thực dân Pháp kết án tử hình đồng chí

- 28/8/1941: Bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định cùng một số đồng chí khác.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.