1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non
Trước khi tìm hiểu về những cách phát triển tư duy cho trẻ mầm non, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về đặc điểm nhận thức của bé trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi
Trẻ từ lúc sinh ra cho đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ nhất. Đây cũng là lúc bé tập làm quen và khám phá mọi thứ xung quanh.
Từ những sự vật, sự việc ngẫu nhiên cho đến tác động của bố mẹ giúp trẻ dần dần hình thành nhận thức cho riêng mình.
Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non
Giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Đây là giai đoạn ở nhận thức của trẻ bắt đầu hình thành những thói quen do các sự vật, sự việc xung quanh được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Giai đoạn này được xem là bước ngoặt khá quan trọng vì ảnh hưởng nhiều đến quá trình xây dựng nền tảng nhận thức và tư duy của trẻ sau này.
2. Những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non
Xây dựng chương trình học tập phù hợp cho trẻ
Nhằm đảm bảo sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non, nhà trường cần thiết lập chương trình học tập phù hợp với trình độ phát triển theo từng lứa tuổi.
Nội dung các bài học cần gần gũi và dễ tiếp cận như gắn liền với hình ảnh quen thuộc hay sở thích của trẻ.
Đồng thời, xây dựng nhiều hoạt động ở các địa điểm khác nhau như ngoài trời, trong nhà hay trên sân khấu sẽ rèn luyện được cho trẻ cả về tư duy lẫn sự năng động và linh hoạt.
Tổ chức nhiều hoạt động học tập ngoài trời, trong nhà cho trẻ
Cho trẻ làm các bài tập tư duy logic
Một trong những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ chính là áp dụng các bài tập về logic. Điển hình một số bài tập như tìm hình ảnh, nhận biết sự thay đổi và ghi nhớ trong thời gian ngắn.
Phụ huynh cần giúp trẻ tiếp xúc những kiến thức cơ bản
Bên cạnh nhà trường thì bố mẹ giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Do vậy, bố mẹ nên giải thích nhẹ nhàng và cặn kẽ cho con hiểu những vấn đề mà trẻ tò mò và thắc mắc.
Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều kiến thức cơ bản thông qua những câu chuyện hoặc video phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung
Trước những vấn đề mà trẻ quan tâm, phụ huynh cần tạo điều kiện để con có thể thoải mái khám phá và tập trung hoàn toàn sự chú ý.
Phương pháp này giúp tăng hiệu quả quan sát và phát triển nhận thức của trẻ mầm non.
Hỗ trợ phát triển bộ não khỏe mạnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa giúp việc phát triển tư duy cho trẻ mầm non được toàn diện và hiệu quả hơn.
Ngoài chú trọng các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao thì sử dụng kết hợp cốm trí não G-Brain sẽ làm tăng hiệu quả phát triển tư duy cho trẻ.
Tăng cường sức khỏe bộ não với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đây là một vài phương pháp được khuyến khích áp dụng nhằm phát triển tư duy cho trẻ mầm non.
Hy vọng từ những chia sẻ vừa rồi của topchon.com vừa chia sẻ có thể giúp các bậc phụ huynh xây dựng kế hoạch phát triển tư duy của trẻ được toàn diện nhất.