Trang phục cho người bị tạm giữ, tạm giam từ 1/1/2018 sẽ ra sao?

Từ ngày 1/1/2018, người bị tạm giữ cũng như tạm giam sẽ mặc thống nhất mẫu áo kiểu budong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 120 quy định chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam và các chế độ có liên quan, bao gồm cả người nước ngoài.

trang phuc cho nguoi bi tam giu tam giam tu 1 1 2018 se ra sao

Bị can Lê Lâm Hưng tham gia vụ cướp 2,5 tỷ ở ngân hàng tại Trà Vinh trong thời gian bị tạm giam. Ảnh: Công an cung cấp.

Về trang phục, Nghị định mới quy định, cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bluson dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.

Theo điều 28 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015:

Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân; nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ.

Cán bộ trực tiếp quản lý giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh; thu hồi đồ dùng đã cho mượn khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ.

Nghị định 120 cũng quy định chế độ về tư trang đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, họ được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân.

Trường hợp thiếu tư trang, cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người được mượn 1 loại, gồm các tư trang như chiếu, màn, 1 đôi dép, 2 bộ quần áo dài, áo ấm mùa đông và chăn.

Người bị tạm giữ, tạm giam được cấp tư trang đủ dùng cho các nhu cầu thiết yếu như bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường, khăn rửa mặt. Với người bị tạm giam, ngoài các tư trang này, còn có thêm bột giặt. Phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết khác.

Về chế độ ăn, Nghị định 120 nêu rõ, định mức ăn trong 1 tháng của người bị tạm giam gồm 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau...

Định mức ăn của người bị tạm giữ, tạm giam nếu ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị.

Người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng thêm 30% định lượng về thực phẩm. Người sinh con khi bị tạm giữ, tạm giam được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật.

Theo Nghị định 120, chế độ ăn đối với người bị tạm giữ, tạm giam là người nước ngoài thực hiện như trên. Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.