(Baohatinh.vn) - Lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng năm 2023 diễn ra ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, rước các báu vật của vua Hàm Nghi đến nhà cố đạo mới (người giữ báu vật).
Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng), UBND huyện Hương Khê và xã Phú Gia tổ chức lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng năm 2023.
Tại lễ rước, các trai tráng chưa vợ được chọn lựa từ các thôn trong xã làm trai kiệu, 8 người khiêng một kiệu. Có 3 kiệu tham gia, gồm rước ảnh vua Hàm Nghi, rước báu vật và các đạo sắc phong.
Sau lễ khai hạ, đoàn rước khởi hành từ nhà cố đạo cũ là ông Trần Văn Nhung (ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia) đi qua các đền Công Đồng, khu di tích Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Trầm Lâm để làm lễ dâng hương. Sau đó tiếp tục tiến về nhà tân cố đạo là ông Phan Hùng Vỹ (ở thôn Phú Hồ, xã Phú Gia). Tại đây, cố đạo mới cùng các đệ tử làm lễ khai hạ cầu cho dân làng, nước nhà an khang thịnh vượng trong năm mới.
Trước sự chứng kiến của lãnh đạo huyện, xã và đông đảo người dân, cố đạo cũ bàn giao báu vật của vua Hàm Nghi gồm voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, 48 đạo sắc phong do các triều vua ban tặng.
Quần thể Khu di tích lịch sử thành Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Công Đồng, đền Trầm Lâm là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, chính quyền và Nhân dân đã và đang tích cực tôn tạo, xây dựng nhằm đáp ứng mong mỏi của đông đảo Nhân dân, du khách đến vãn cảnh và sinh hoạt tâm linh.
Lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng là lễ hội truyền thống duy nhất được gìn giữ và lưu truyền tại xã Phú Gia nói riêng và của huyện Hương Khê nói chung.
Theo tư liệu lịch sử, năm Ất Dậu (1885) - vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, đắp lũy, xây thành Sơn Phòng, chiêu binh, tuyển tướng, bảo vệ dinh lũy, đánh giặc. Trước sự tấn công quyết liệt của giặc Pháp, vua buộc phải rời khỏi thành Sơn Phòng.
Lúc rời thành, vua sai Tôn Thất Thuyết vào tạ lễ Đức Thánh mẫu Trầm Lâm 2 con voi bằng vàng, ban 2 đạo sắc, các thanh bảo kiếm, áo Hoàng bào của vua, nghê vàng, lục lạc bằng đồng đen. Hiện nay, các báu vật đó vẫn được lưu giữ.
Khoảng 2 năm một lần hoặc tùy vào sức khỏe của cố đạo - người lưu giữ báu vật, vào ngày mùng 7 tháng Giêng, các báu vật của vua Hàm Nghi đều được rước từ nhà cố đạo cũ, qua đền Công Đồng, thành Sơn Phòng thờ vua Hàm Nghi và đền Trầm Lâm rồi mới tới nhà cố đạo mới để lưu giữ, bảo quản.
Gắn với lễ khai hạ của địa phương, lễ rước sắc phong ở Phú Gia nhằm tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới công lao to lớn của vua Hàm Nghi và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.
Chương trình "Táo quân 2025" đề cập đến những vấn đề nóng như: Sáp nhập các bộ ngành, tinh gọn nhân sự, mức phạt vi phạm giao thông… dưới góc nhìn hài hước.
Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên huyện đảo Trường Sa xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, góp sức giữ bình yên cho Tổ quốc.
Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai cho biết chương trình này sẽ không có trong năm 2025. Ê-kíp chuyển hướng sang nội dung giải trí hoàn toàn mới.
Chân dung quen thuộc về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lúc về già, sinh sống và hành nghề thuốc tại quê mẹ Hương Sơn (Hà Tĩnh) là hình ảnh chính của bộ tem bưu chính Việt Nam vừa được phát hành.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Trong chuyến thăm Singapore lần này, tôi vô cùng xúc động khi được chiêm ngưỡng bức tượng Bác Hồ trong khuôn viên Bảo tàng các nền văn minh châu Á và đọc lại bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Người.
Bên cạnh những trận đấu kịch tính, thông tin về dàn hậu phương xinh đẹp của các tuyển thủ Việt Nam tại giải AFF Cup 2024 cũng nhận được sự chú ý từ người hâm mộ thể thao.
Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Bangkok là thiên đường ẩm thực với nhiều nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, phù hợp cho fan Việt trải nghiệm khi sang cổ vũ tuyển Việt Nam đá chung kết lượt về.
Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Nghị quyết số 18-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới đã tạo thêm động lực cho những người "gieo hạt", tô thắm thêm vẻ đẹp “cánh đồng văn hóa” quê hương.