Truyền thống 150 năm là động lực để Hương Khê vững bước đi lên

(Baohatinh.vn) - Hương Khê là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập năm 1867 (thời Tự Đức thứ 20), là địa bàn chiến lược quan trọng về QP-AN và có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH. Nhìn lại chặng đường 150 năm đã qua, Đảng bộ và nhân dân Hương Khê càng tự hào về truyền thống vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng quê hương, đất nước.

truyen thong 150 nam la dong luc de huong khe vung buoc di len

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh dẫn đoàn công tác Bộ NN&PTNT tham quan các mô hình NTM ở huyện Hương Khê

Kế thừa truyền thống cha ông trong lịch sử dựng và giữ nước, nhân dân Hương Khê không chỉ cần cù lao động, chinh phục thiên nhiên, đoàn kết, hiếu học, mà còn kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vùng đất thiêng này đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh của dân tộc. Đặc biệt, chỉ 17 năm sau khi được tách riêng thành một huyện, Hương Khê đã trở thành một trung tâm của phong trào Cần vương chống Pháp kéo dài 10 năm, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Phan Đình Phùng vang dội cả nước.

Tháng 1/1930, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hà Linh được thành lập. Đây là mốc son mở đầu, đánh dấu sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản ở Hương Khê. Đến giữa năm 1930, Hương Khê đã có 10 chi bộ và gần 100 đảng viên. Ngày 20/11/1930, tại xã Trúc Lâm (Hà Linh), Đảng bộ Hương Khê đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử Đảng bộ Hương Khê, cũng là bước ngoặt của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu thời kỳ phát triển mới của phong trào cách mạng trên phạm vi toàn huyện, trong đó, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Rôộc Cồn ngày 20/4/1930.

truyen thong 150 nam la dong luc de huong khe vung buoc di len

Bưởi Phúc Trạch - Hương Khê ngon nổi tiếng

Qua 15 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hương Khê, mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt nhưng các cuộc đấu tranh khôi phục phong trào, xây dựng lực lượng cách mạng vẫn diễn ra rầm rộ, tạo điều kiện cho Ủy ban Khởi nghĩa lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở huyện vào ngày 19/8/1945, lập ra Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Hương Khê – đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển huyện Hương Khê.

Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hương Khê được chọn là An toàn khu của Ủy ban Kháng chiến hành chính Trung Bộ và Liên khu 4. Tại đây, nhiều cơ quan, cơ xưởng của các tỉnh Bình - Trị - Thiên đóng trú để tiếp tục hoạt động như: Xưởng bào chế hóa chất, Trường Kỹ nghệ thực hành, Trường Trung học Hương Khê Bình Trị Thiên và nhiều công binh xưởng được thành lập trên địa bàn huyện.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến…”, Đảng bộ và nhân dân Hương Khê đã huy động hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và dân công hỏa tuyến ra mặt trận; đóng góp hàng trăm ngàn ngày công phục vụ tiền tuyến, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.

truyen thong 150 nam la dong luc de huong khe vung buoc di len

Cam Khe Mây là đặc sản riêng có của huyện miền núi Hương Khê

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Hương Khê vừa là hậu phương, vừa là tuyến lửa; được chọn làm nơi đặt Chỉ huy Sở tiền phương Đoàn 559. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”... quân và dân Hương Khê vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, kiên cường chiến đấu để bảo vệ các trọng điểm giao thông quan trọng như: Bến phà Địa Lợi, ngầm La Khê, ngầm Lộc Yên, cầu Khe Ác,… Phối hợp với các lực lượng phòng không bắn rơi 46 máy bay Mỹ tại địa bàn, bắt sống 11 giặc lái. Hình ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng…”, mãi mãi là niềm tự hào của quân dân Hương Khê và của cả dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hương Khê đã có hơn 6.500 người tham gia quân đội, 9.786 người tham gia thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; 1.780 liệt sỹ, trên 1.746 thương, bệnh binh. Với những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc đó, nhân dân và LLVT huyện Hương Khê cùng 16 xã và 4 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, 123 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2017), Hương Khê đã đạt được những thành tựu nổi bật. KT-XH tiếp tục phát triển ổn định; đến năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá. Toàn huyện có trên 3.000 mô hình SXKD có hiệu quả kinh tế cao; 27 mô hình chăn nuôi liên kết quy mô vừa và lớn. Công tác quy hoạch được chú trọng; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường học, trạm y tế, hồ đập thủy lợi,… được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống nhân dân; toàn huyện đã làm được từ 100 - 120 km đường bê tông đạt chuẩn, hàng chục km kênh mương nội đồng.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được tăng cường, phát triển cả về chất lượng và chiều sâu, đặc biệt quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Toàn huyện có 19 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó đã xếp hạng 5 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh. Lĩnh vực GD&ĐT được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, dạy nghề ngày càng hoàn chỉnh. Toàn huyện hiện có 38/63 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia.

Tuy là huyện miền núi biên giới, xa trung tâm, song con em Hương Khê đã phát huy được truyền thống hiếu học, tận tụy công tác, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ. Đến nay, đã có 48 người được phong hàm giáo sư, phó giáo sư, hàng trăm người có học vị tiến sĩ, hàng ngàn thạc sĩ. Ngành y tế Hương Khê đã có bước phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân ngày càng được tôn trọng, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu. Đến nay, toàn huyện đạt 244 tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2017 có 6 xã đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 10 tiêu chí.

QPAN được giữ vững, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được tăng cường; thường xuyên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công tác phát triển đảng viên. Chú trọng công tác kiểm tra giám sát thi hành kỷ luật đảng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các tầng lớp nhân dân...

Phát huy truyền thống 150 năm, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ và nhân dân huyện Hương Khê đoàn kết, đồng thuận, vượt mọi khó khăn, thách thức; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và sâu rộng công cuộc đổi mới, xây dựng Hương Khê phát triển nhanh, bền vững, sớm đạt huyện NTM.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hương Khê

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.