Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

(Baohatinh.vn) - Điều đặc biệt ở Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị của Người luôn được thể hiện dưới dạng văn hóa, đi vào lòng người bằng văn hóa. Người nhìn thấy sức mạnh của cách mạng từ lực lượng quần chúng được tập hợp, đoàn kết lại với mục tiêu nhân văn cao cả là độc lập và tự do hạnh phúc, đó cũng là mục tiêu văn hóa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (3/11/1946). Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại, nhưng trước hết Người là nhà văn hóa lớn. Theo Người, văn hóa gắn liền với đạo đức, chính trị, kinh tế, xã hội và cách mạng. Làm cách mạng để giải phóng con người, biến người nô lệ thành người tự do, đó chính là văn hóa. Trong xã hội còn áp bức, bóc lột giai cấp, dân tộc và con người, thì xử sự đẹp nhất, có văn hóa nhất là làm cách mạng. Văn hóa là sự ứng xử của con người trước cuộc sống, tỏa ra trên các mặt của cuộc sống, là sự thể hiện rõ nét nhất của một nền văn minh.

Văn hóa là kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và đến lượt nó, văn hóa lại nâng tầm con người lên và tạo điều kiện tiến bộ cho chính bản thân con người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Bác Hồ thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954. Ảnh tư liệu

Khi người nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” cũng chính là nói đến khát vọng và quyền sống của con người, đồng nghĩa với sự đấu tranh cho một nền văn hóa mà ở đó một dân tộc, mỗi con người được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, quyết hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ; ý chí vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu, đó là ý chí của một dân tộc có văn hóa.

Hồ Chí Minh nêu lên một ước muốn giản dị, ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành, đó cũng là một tư tưởng lớn, hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh, trong đó mọi người đều được hưởng tự do và hạnh phúc.

Người nhìn thấy chiều sâu của văn hóa là giải phóng tận gốc cho con người, nhưng phải đi từ những nhu cầu tối thiểu, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.

Người hướng tới chất lượng cuộc sống của con người trong một xã hội phát triển hài hòa, bền vững và nhân văn. Bằng nhiều nỗ lực hoạt động không mệt mỏi của mình, Hồ Chí Minh đã làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, biến thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam Bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên Hồ Chủ Tịch. Ảnh tư liệu.

Văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội; văn hóa phát triển trên nền tảng kinh tế, nhưng khi trở thành động lực nội sinh thì văn hóa lại tác động trở lại kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là chưa nói đến mỗi nấc thang phát triển kinh tế tạo ra một nấc thang phát triển văn hóa và mỗi nấc thang phát triển văn hóa đến lượt nó lại tạo ra một bước phát triển mới về kinh tế.

Người còn cho rằng, văn hóa phải có định hướng tư tưởng chính trị, nhưng văn hóa tư tưởng lại soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Như vậy, văn hóa không những chỉ tác động trở lại kinh tế, chính trị, xã hội mà trong các hoạt động kinh tế, chính trị phải có trí tuệ và bản lĩnh văn hóa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. Ảnh tư liệu

Theo Hồ Chí Minh, chính trị mà thiếu văn hóa, không gắn với những hoạt động đời thường của con người, không xuất phát từ tình yêu thương con người, không gắn với dân gian thì đó là thứ chính trị tầm thường, thô thiển, là coi nhẹ và làm mờ nhạt chính trị, tự thủ tiêu chính trị.

Điều đặc biệt ở Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị của Người luôn được thể hiện dưới dạng văn hóa, đi vào lòng người bằng văn hóa, tức là giáo dục, thuyết phục bằng cảm hóa. Người nhìn thấy sức mạnh của cách mạng từ lực lượng quần chúng được tập hợp, đoàn kết lại với mục tiêu nhân văn cao cả là độc lập và tự do hạnh phúc, đó cũng là mục tiêu văn hóa.

Thực là vĩ đại khi một thứ chính trị đời thường, chính trị dân gian, tức là chính trị hiểu thấu, giải đáp được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng cũng là một thứ chính trị hiện đại, bởi kết tinh được trí tuệ của loài người với tinh hoa của dân tộc. Như vậy, văn hóa chính trị cũng là nét đặc trưng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị

Tỉnh ủy Hà Tĩnh vinh danh các cá nhân tiêu biểu cấp tỉnh trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW giai đoạn 2016 - 2021. (Tháng 5/2021). Ảnh: PV.

Đảng ta đã phát động Cuộc vận động “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong Đảng và trong toàn xã hội. Đây là cuộc sinh hoạt văn hóa lớn nhằm giúp mọi người, mà trước hết là cán bộ, đảng viên noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

Nội dung của cuộc vận động mang bản sắc văn hóa rất cao, tính chất của cuộc vận động vừa là sinh hoạt chính trị vừa là hoạt động văn hóa phong phú. Vì vậy, đây cũng chính là hoạt động thiết thực của Đảng ta góp phần đưa tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Bởi thế, sẽ là một nét đẹp văn hóa nếu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cá nhân, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ vào cương vị được giao hoặc công việc đang làm mà cụ thể hóa được những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh thành nề nếp công tác, thành nội dung phấn đấu và rèn luyện thiết thực, không hình thức, góp phần cùng xã hội tạo nên sự chuyển biến tốt hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống.

Như vậy, nội dung của văn hóa chính trị gắn liền với nội dung về phẩm chất đạo đức, lối sống gắn với những chuẩn mực của xã hội mà mỗi người cần có. Đó chính là điều chúng ta đang hướng tới trong việc xây dựng đời sống văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Tháng 5, trong rưng rưng thương nhớ, muôn bước chân của người con đất Việt lại hành hương về Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) để được thăm quê hương của Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các lực lượng, đơn vị tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn - Hà Tĩnh) khắc phục các khó khăn, bất cập, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Quá trình tiếp tục hoàn thiện sự nghiệp đổi mới đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, vấn đề định hình một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, tất cả vì dân, phục vụ dân, vì sự phát triển của đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng và quán triệt sâu sắc.
Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Tại hội nghị vinh danh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh nhấn mạnh, cần lấy kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW là tiêu chí đánh giá, phân loại tập thể, cá nhân hằng năm, đồng thời làm căn cứ trong quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Hỗ trợ kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh đến nhà đầu tư Nhật Bản

Hỗ trợ kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh đến nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi chào xã giao của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam chiều 14/5, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bảy tỏ mong muốn ngài Đại sứ và đoàn công tác quan tâm hỗ trợ tuyên truyền, kết nối, quảng bá đến các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn, nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng, lợi thế, các lĩnh vực tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư...