Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Nằm ở phố Hoàng Như Khương, phường 12, quận 10 (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - đại danh y của dân tộc.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam được xây dựng năm 2003, đưa vào sử dụng năm 2007 với quy mô 6 tầng và 18 phòng. Bảo tàng ra đời từ ý tưởng, lòng đam mê và quá trình sưu tập trong 20 năm của ông Lê Khắc Tâm - Chủ tịch Công ty Dược phẩm Fito Pharma với mong muốn bảo tồn những tài sản quý giá, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Khác với vẻ ngoài sôi động, vội vã ở mỗi góc phố của TP Hồ Chí Minh, không gian bảo tàng tĩnh lặng và cổ kính với nhiều nét điêu khắc chạm trổ độc đáo. Nơi đây đang lưu giữ khoảng 1.112 tên thuốc và hơn 3.000 hiện vật quý liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, như: dao cầu, thuyền tán dùng để cắt thuốc, tán thuốc.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Trong đó có một số dao cầu (dụng cụ để cắt thuốc thành những phiến mỏng) được mang về từ quê hương của thiền sư Tuệ Tĩnh - ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam vào thế kỷ XIV và danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - người để lại nhiều công trình đồ sộ về y học cổ truyền trong thế kỷ XVIII.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Các ấm, siêu sắc thuốc từ thời xa xưa được sưu tầm từ khắp các tỉnh của Việt Nam lưu giữ tại bảo tàng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Ở vị trí trung tâm của bảo tàng là bàn thờ hai vị tổ ngành y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Xung quanh trang trí các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng toát lên vẻ uy nghiêm và trang trọng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng còn có một kho tàng sách Hán ngữ - Nôm đồ sộ dành cho những ai muốn nghiên cứu sâu về nền y học cổ truyền. Trong đó có nhiều cuốn sách quý như Y Tông tâm lĩnh, Nam dược thần hiệu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (gồm 28 tập, 66 quyển) - được xem là bách khoa toàn thư về y học cổ truyền Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bên trong bảo tàng có 1 phòng với tên gọi “Danh y Việt Nam” - nơi trưng bày 15 bức tranh gỗ sơn son thếp vàng của các danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XIII – thế kỷ XIX. Trong ảnh: bức tranh Đại danh Y Lê Hữu Trác ở hàng dưới bên phải.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Nổi bật tại đây là mô hình Thái Y viện với nội thất trang trí theo phong cách cung đình xưa. Đây là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua chúa và hoàng tộc. Không gian Thái Y viện treo các bức tranh sơn son thếp vàng có chủ đề liên quan đến y học cổ truyền, hái trồng cây thuốc, bào chế, bắt mạch...

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Đến bảo tàng, du khách còn chiêm ngưỡng tác phẩm Việt Nam Bách gia y được chạm bằng gỗ, ghi tên tuổi 100 vị danh y và những người có công với nền y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bức tranh xà cừ mô tả “Y học cổ truyền trong cuộc sống cộng đồng người Việt” cùng với phố thuốc bắc, chợ Bến Thành, kinh thành Huế và cuối cùng là Hồ Gươm. Bức tranh này đã được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng còn mang đến cái nhìn bao quát về những nét đặc trưng trong kiến trúc truyền thống của các vùng miền và dân tộc khác nhau. Trong ảnh là Tháp Chàm nhỏ mô phỏng cổng vào Y Miếu Thăng Long được xây dựng vào năm 1780 tại Thăng Long, Hà Nội.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là địa chỉ để mỗi người có thể tìm hiểu những giá trị lịch sử ngành Y Việt Nam nói chung và những danh y nói chung, ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam nói riêng.

Thăm nơi lưu giữ nhiều hiện vật về Đại danh y Lê Hữu Trác

Đây cũng là điểm đến du lịch ý nghĩa, đặc sắc nhiều du khách tìm đến khi tới TP Hồ Chí Minh. Từ đó hiểu và yêu hơn nghề y và những nét văn hóa riêng có của dân tộc.

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu, chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản đồ sộ và quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải thượng Y Tông Tâm Lĩnh” - đây được coi là bộ bách khoa toàn thư y học thế kỷ thứ XVIII.
Ông không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.
Ngày 21/11/2023, phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây là sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như thế giới.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.