Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

(Baohatinh.vn) - Những năm 1960, 1970, 1980 của thế kỷ XX, hàng nghìn du học sinh, lao động Việt Nam đã đến đất nước Lê-nin học tập, lao động, công tác. Cùng với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, văn học nghệ thuật Nga - Xô viết được đưa vào giảng dạy ở các trường học đã có những ảnh hưởng sâu sắc với người dân Việt Nam.

Đến nay, qua bao biến động của lịch sử, thời cuộc, như là một phần máu thịt, văn hóa Nga vẫn chảy trong những tâm hồn Việt Nam không ồn ào, sôi động, âm thầm mà mãnh liệt.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Lãnh tụ Lênin và cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại

Hàng năm, cứ đến tháng 11 là tôi lại háo hức chờ đợi các chương trình kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, cứ y như là một người từng sinh sống trên đất nước tươi đẹp ấy vậy. Và vì đam mê vẻ đẹp long lanh của những bài thơ tình Nga, âm điệu dịu dàng lay thức của âm nhạc Nga, phong cảnh mùa thu vàng nước Nga qua những bức tranh của Lê-vi-tan, tôi đã yêu mến văn hóa Nga từ khi nào không biết.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Mùa thu nước Nga

Chỉ biết rằng, mỗi lần gặp bạn bè từng là du học sinh Nga, doanh nhân, học giả Nga, hay đơn giản chỉ là gặp một du khách đến từ nước Nga, tôi lại muốn cùng họ nói vài câu tiếng Nga, hát những giai điệu Nga một thời chúng tôi thường hát: “Thời thanh niên sôi nổi”, “Ca-chiu-sa”, “Đôi bờ”, “Cây thùy dương”, “Ra-xi-a”, “Triệu bông hồng”...

Thỉnh thoảng cùng bạn bè Khoa Văn ngày ấy tụ tập, chúng tôi cùng nhau đọc lại thơ Puskin, Ê-xê-nhin, Ler-mon-tốp, On-ga Béc-gôn và cảm giác như mình đang được sống lại tuổi thanh xuân. Vì niềm yêu mến ấy, tôi đã gia nhập Hội Hữu nghị Việt - Nga của TP Hà Tĩnh và của Liên hiệp các Hội hữu nghị Hà Tĩnh.

Hằng năm, tôi đều được mời tham dự các cuộc giao lưu, gặp gỡ với những người từng sống ở Liên Xô cũ và nước Nga. Họ có thể là trí thức, nhưng cũng có thể là những người hiện nay đang buôn bán, làm những công việc bình thường. Họ cùng nhau hát, cùng nói tiếng Nga, cùng ôn lại những tháng ngày được sống trong tình yêu thương của bạn bè, của nhân dân Liên Xô. Đến đây, tôi mới hiểu sâu sắc một điều: Không riêng tôi, dòng chảy văn hóa Nga đang âm thầm mà mãnh liệt chảy trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam.

Trong cuộc gặp mặt cách đây vài năm, tôi đã được nghe anh Trần Đình Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Người tiêu dùng Hà Tĩnh đọc nguyên văn bài thơ: “Đợi anh về” của Xi-mô-nốp bằng tiếng Nga. Anh Hồng nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch. Anh sang Nga học Đại học Kinh tế từ năm 1976-1981. Mấy chục năm trôi qua, anh vẫn vẹn nguyên tình yêu ấy với nước Nga và với thi ca Nga.

Văn hóa Nga - mạch nguồn chảy mãi…

Biểu diễn văn nghệ nhân ngày thành lập Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Ảnh internet

Tối thứ 7 (2/11) vừa qua, VTV1 phát chương trình “Nước Nga trong trái tim tôi”, tôi biết thêm dịch giả Lê Tự Minh, một du học sinh Nga. Vì yêu mến, đắm say với những bản tình ca Nga, thi ca Nga, anh đã dịch rất nhiều bản nhạc Nga ra lời Việt, trong đó có bài “Hoa Ka-ri-na” mà một thời chúng tôi hay hát. Mặc dầu trước đó đã có người dịch, nhưng so với nguyên tác, anh thấy chưa lột tả hết cảm xúc, vẻ đẹp của ca từ nên đã dịch mới.

Trước đây, nói đến các dịch giả tiếng Nga, chúng tôi chỉ biết đến Thúy Toàn, Thái Bá Tân, Bằng Việt. Hóa ra còn nhiều dịch giả thơ, nhạc mà chúng tôi chưa biết đến. Lâu lắm rồi, nhà báo Lại Văn Sâm, một người từng được đào tạo ở Liên Xô cũ mới dẫn chương trình. Sự hiện diện của Hội Hữu nghị Việt - Nga, Nga - Việt, các diễn viên của hai nước, chương trình thực sự làm thỏa mãn rất nhiều khán thính giả.

Những năm qua, với sự khởi xướng của nhiều giáo viên từng học tập ở nước Nga và những người yêu mến nhạc Nga, Trường Đại học Hà Tĩnh có một câu lạc bộ văn học nghệ thuật Nga. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Mười Nga (7/11), các sinh viên của trường hóa thân trong các vũ điệu, bản tình ca Nga bằng cả hai thứ tiếng khiến các đại biểu Hội Hữu nghị Nga - Việt đến từ nước Nga và du học sinh, lao động, những người yêu mến văn hóa Nga cảm giác như mình đang được sống trên đất nước tươi đẹp ấy.

Khó có thể kể hết những hoạt động của các hội hữu nghị Việt - Nga ở 63 tỉnh, thành và các chương trình, gameshow của nhiều kênh nhiều truyền hình. Hiện nay, khoảng cách địa lý như được xích lại gần bởi những chuyến đi về của doanh nhân, trí thức, du học sinh, người lao động Nga với Việt Nam và với Hà Tĩnh.

Bằng sự chắp nối của Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng và sự tài trợ của doanh nhân Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hội Người Việt lại tỉnh Svet-lop, bản Truyện Kiều bằng tiếng Nga đã được nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov thực hiện. Hội Kiều học Việt Nam cũng đã tổ chức hội thảo “Nguyễn Du - Puskin, tương đồng và khác biệt”. Những hoạt động đó vun dày thêm tình hữu nghị Việt - Nga trong sáng, thủy chung, làm giàu có thêm văn hóa Nga, văn hóa Việt Nam.

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...