Đến với bài thơ hay: "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"

Ngồi buồn nhớ bạn ta xưa (thơ Nguyễn Duy)

Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

"Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?"
"Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?"

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào

*

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

*

Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết được lời mẹ ru

*

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

*

Ngân Hà chảy ngược trên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

Bờ ao đom đóm chập chờn

Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

*

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ?

*

Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm tấm lưỡi lừa cá xương

Từ xưa đến nay, hình ảnh người mẹ đã xuất hiện nhiều trong ca Việt Nam. Bởi người mẹ là hình ảnh thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Suốt cuộc đời người mẹ nhẫn nhục thầm lặng nuôi con cho đến khi nhắm mắt xuôi tay người mẹ vẫn cảm thấy mình chưa hết nợ. Và linh hồn của mẹ tình cảm của mẹ vẫn còn vĩnh hằng vẫn còn là ngọn lửa nồng nàn ấm áp trong mỗi đứa con.

Bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của nhà thơ Nguyễn Duy cảm xúc được viết từ gan ruột của anh. Nguyễn Duy là một nhà thơ có bút pháp tài hoa về thể thơ lục bát, âm hưởng phảng phất ca dao nhưng thi tứ thì luôn luôn mới. Bắt đầu tác giả diễn tả cho đọc giả được biết mẹ của anh từ một thế giới hư vô bước ra khi anh cung kính thắp hương cầu nguyện linh hồn mẹ, trước bàn thờ là mùi hương của hoa huệ một bông huệ tinh khiết như tâm hồn cao siêu của mẹ. Trong khói hương ấy lại khiến anh nhớ mẹ vô cùng .Bỗng nhiên dáng hình mẹ ,cuộc đời mẹ tái hiện lại trong lòng tác giả.

Thơ là một công trình khoa học được sáng tạo từ cảm xúc, thơ Nguyễn Duy thường vươn tới được tầm cao khoa học ấy chính là anh đã có trử lượng dồi dào cảm xúc được cấu thành từ cuộc sống, từ trực quan sinh động. Người mẹ trong thơ anh chính là người mẹ của bao nhiêu chàng trai cô gái khác ở một làng quê nông thôn nghèo. Người mẹ nông dân Việt Nam sống trong cảnh đất nước lầm than nên mẹ rất cơ hàn và lam lũ.

Ngày xưa " Yếm đào và nón quai thao " chính là cái thời trang người phụ nữ của nông thôn Việt Nam lúc đó. Yếm đào và nón quai thao là biểu tượng duyên dáng khiến cho nhiều chàng trai nhìn xốn xang và đắm đuối. Nhưng người mẹ của anh chỉ "nón mê thay nón quai thao đội đầu". Nón mê là là một thứ nón nón lá lâu ngày đã bị hư và rách, người ta thường dùng để đậy cà đậy nhút trên vại. Thế mà người mẹ anh vẫn đội. Nón mê thay nón quai thao đội đầu chính là mẹ đội tất cả gian khổ, cay đắng và bất hạnh trên đầu. Vì ai mà mẹ phải đội nón mê chính là vì gia đình vì cuộc sống của con của cháu "Rối ren tay bí tay bầu". Một thời mẹ anh sống là như thế này đây: "Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa ". Khi đọc câu thơ này ta thấy Nguyễn Duy đã trở thành người chép sử (chép một tư liệu quý về phụ nữ nghèo nông thôn thôn thời đó mặc áo nâu sồng nhộm bằng củ nâu và ngâm lụa sồi dưới bùn). Nguyễn Duy không hề gợi cảnh gieo neo, tất bật mà người mẹ than vãn nhưng câu thơ vẫn khiến cho người đọc ứa nước mắt.

Nghèo đến thế lam lũ đến thế nhưng mẹ anh vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một tài sản vô giá ,một nhân cách đẹp tuyệt trần. Chính mẹ anh là kho ca dao tục ngữ ,mẹ anh là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho anh bước vào đời. Anh lớn lên từ lời ru của mẹ và mọi vật xung quanh của tuổi thơ ở quê hương là những kỷ niệm còn lưu giữ suốt cuộc đời nhà thơ. Những đêm thu trải chiếu "đếm sao trời". Những bờ ao "lập loè đom đóm" bay. Kỷ niệm ấy không chỉ riêng nhà thơ Nguyễn Duy mà là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

Bài thơ này từ mở đầu đến kết thúc, ngôn ngữ không một chút cầu kỳ uốn lượn. Chân chất như ca dao, chân chất như tấm lòng bà mẹ: nón mê- áo nâu sồng -chân đất, vậy mà bao nhiêu người phải ngượng vọng ,ngưỡng vọng từng câu thơ chan chứa linh hồn mẹ. Bao nhiêu người hiểu thêm công đức to hơn trời biển của người mẹ "Sửa nuôi phần xác ,hát nuôi phần hồn "và tất cả chúng ta đều thấm thía người mẹ đó có được là từ bà. Bà ru mẹ -mẹ ru con. Nhịp cầu nối vô tận của bao bà mẹ Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tứ thơ gây nên một sự đột biến cho đọc giả, một cảm giác mạnh buộc phải nhớ, buộc không ai có quyền xoá nhoà hình bóng mẹ bằng thủ pháp mượn lại hai câu ca dao cũ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm tấm lưỡi lừa cá xương". Để hiểu thêm sức chịu đựng tận cùng của bà mẹ, mẹ chẳng có gì cả hy sinh tất cả để trọn cuộc đời vì con.

Đọc thêm

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những bộ phim đỉnh cao về loài rắn của Hollywood

Những bộ phim đỉnh cao về loài rắn của Hollywood

Rắn đã luồn lách vào Hollywood, thu hút khán giả với sự hiện diện đáng sợ và sức quyến rũ chết người. Những loài bò sát này đã trở thành biểu tượng trong các bộ phim kinh dị và phiêu lưu, từ những con anaconda khổng lồ đến các loài rắn độc.
Diễn xướng bài chòi

Diễn xướng bài chòi Quảng Nam

Tiết mục "Diễn xướng bài chòi" do Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Lung linh ví, giặm

Lung linh ví, giặm

Theo dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, mặc bao biến thiên của lịch sử và xã hội, câu hát ví, giặm từ ngàn xưa vẫn vang vọng, thiết tha, mặn nồng, tạo nên sức sống mới trên dải đất núi Hồng - sông Lam.
Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.