“Vạn kiếp tình yêu xin gửi lại”...

(Baohatinh.vn) - Hoàng Nhuận Cầm đã mãi mãi nằm lại giữa một chiều tháng tư dìu dặt nhưng những bài thơ của ông lại bắt đầu sống dậy một đời sống khác trong lòng người yêu thơ…

“Vạn kiếp tình yêu xin gửi lại”...

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, là con trai của nhạc sỹ Hoàng Giác. Ảnh: internet

Tôi cứ nấn ná mãi việc viết điều gì về sự ra đi của Hoàng Nhuận Cầm bởi cái ý nghĩ, muốn viết về một người như thế, trong hoàn cảnh như thế thì phải có kỷ niệm nào thật sâu sắc, phải có một sự gắn bó nhất định. Nhưng không ngờ rằng, từ chiều qua đến nay, những câu thơ của ông cứ dội vào lòng tôi tha thiết, thúc giục ý nghĩ của tôi…

“Tôi có đủ nỗi buồn để sống/ Như chiều nay thảng thốt gọi một người” - câu thơ ấy đã dội vào lòng tôi đầu tiên khi hay tin ông mất. Những câu thơ tách bạch khỏi tác phẩm lại mang chứa thật nhiều nghĩa, để bất kỳ ai cũng có thể vận vào mình, vận vào hoàn cảnh mình gặp. Và trong phút giây ấy, tôi biết mình có đủ sự gần gũi với ông để có thể viết về ông không chút ngại ngần.

Tôi đã thấy, đã nghe sự “thảng thốt” ấy trong giới văn chương, trên những trang viết của những người gắn bó với chữ nghĩa và cả trong những con người từng có một thời đã sống, đã yêu cuộc đời, yêu thương con người, yêu thương bản thân bằng thơ ông. Nhất là những người cùng thế hệ ông và những thập niên cận kề như 7X, 8X…

Facebook của bạn bè tôi từ chiều qua đến hôm nay đều sáng rực những câu thơ của Hoàng Nhuận Cầm. Trong số họ, có người may mắn được gần gũi, được làm việc, được quen biết với ông nhưng đa phần đều là những người yêu mến thơ ông, yêu mến cái chất tài hoa, thi sỹ trong con người ông.

“Vạn kiếp tình yêu xin gửi lại”...

“Mây một chiều, chim kêu một giọng/ Anh một mình náo động một mình anh”. Ảnh: internet

Thơ Hoàng Nhuận Cầm ghim sâu vào lòng độc giả không chỉ bởi sự tương hợp về tâm tư, mà nó còn ở sự dẫn dắt. Khi gặp thơ ông, người ta có thể chưa sống như thế, chưa nghĩ như thế và những câu thơ trong trẻo đến lạ kỳ, những câu thơ đau đáu một cách da diết, rộn rã một cách trầm mặc… đã giúp họ tìm ra lối đi mới để đến với cuộc đời, tìm được nẻo về mới với chính tâm tư của mình.

Thơ Hoàng Nhuận Cầm chính là ký ức tuổi trẻ của bao người:

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên (Chiếc lá đầu tiên)

Sẽ tan đi những thành phố bảy màu/ Đôi trái cấm trong vườn đời em, anh làm vỡ/ Nhưng giọt mực thứ ba em ơi không thể lỡ/ Xin trải lòng ta đón chấm xanh rơi (Viên xúc xắc mùa thu)

Hò hẹn mãi cuối cùng em đã tới/ Như cánh chim trong mắt của chân trời/ Ta đã chán lời vu vơ, giả dối/ Hót lên! dù đau xót một lần thôi (Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng tới)

Những câu thơ của một thời tuổi trẻ đã dội về như thế trong tâm cảm bao người vì nỗi xót xa phải nói lời tiễn biệt chính tác giả của nó…

Bạn tôi nói rằng, thời tuổi trẻ, đã có những lúc rơi vào cảm giác tuyệt vọng, thì chính những câu thơ của Hoàng Nhuận Cầm đã cứu rỗi bạn, đưa bạn nhẹ nhàng đi qua những muộn phiền của đời. Và một trong những bài thơ bạn thích nhất chính là “Nỗi buồn để sống” với những câu thơ đau đáu: Tôi có đủ nỗi buồn để sống/ Như sáng mai lại thêm một nỗi buồn/ Một nỗi buồn lẽ ra không nên có/ Nhưng nếu không buồn/có lẽ/ lại buồn hơn...

Có biết bao nhiêu bài thơ được ông sáng tác trong những hoàn cảnh nhất định đã được sống những đời sống khác trong lăng kính đa chiều của độc giả. Hôm nay, những bài thơ ấy, có khi đã nằm lặng trong sự lãng quên của ai đó bỗng sống dậy thật náo động, náo động như mỗi lần Hoàng Nhuận Cầm đọc thơ của ông vậy.

Tôi biết rằng, có rất nhiều người, đêm qua đã lần tìm lại những cuốn sổ tay thời tuổi trẻ, lật giở, đọc lại những bài thơ của ông. Rất nhiều người, ở đâu đó, đã thảng thốt đọc to lên những câu thơ tha thiết của ông như cách để tiễn biệt đẹp đẽ nhất dành cho một ngôi sao.

Tôi cũng biết rằng, sẽ có thêm thật nhiều người vừa chạm ngõ miền thơ của ông, sẽ yêu thơ ông theo cách riêng của họ…

Và biết đâu đấy, trong chập chờn tiễn biệt, Hoàng Nhuận Cầm cũng đang bình thản đọc thơ mình: Một mai ngủ lá phủ đầy/ Miền tâm tư vỡ tháng ngày thật xa/ Một mai nằm xuống bao la/ Buồn ơi, chào nhé! Khóc òa vầng trăng/ Một mai chết hết ăn năn/Tôi nằm xuống đất không cần thở than! (Một mai).

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!