Chương trình vay vốn để sản xuất, kinh doanh theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ là điểm tựa giúp những người chấp hành xong án phạt tù ở Hà Tĩnh có điều kiện làm lại cuộc đời.
Ngân hàng Chính sách huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ học sinh, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp và các đối tượng mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng.
Dư nợ thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện đạt gần 63.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với cuối năm 2023 và chiếm trên 75% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Gói vay quy mô 500 tỷ đồng của Agribank Hà Tĩnh II đã giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong bối cảnh nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19.
Nguồn vốn từ Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành điểm tựa để người dân huyện Đức Thọ mạnh dạn thay đổi tư duy, xây dựng mô hình kinh tế hàng hóa.
Nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh đã tiếp sức cho hàng ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chinh phục ước mơ tri thức.
Ngoài đẩy mạnh nguồn vốn phục vụ doanh nghiệp phát triển, các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, hộ gia đình tiếp cận vốn, đầu tư phát triển kinh tế với dư nợ chiếm trên 67% và là thành phần có tỷ trọng dư nợ lớn nhất.
Trong 2 ngày (8 - 9/7), các hợp tác xã trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ được các chuyên gia trang bị những kiến thức, trao đổi kinh nghiệm nhằm tiếp cận vốn vay tại Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và các tổ chức tín dụng, phục vụ đầu tư sản xuất - kinh doanh hiệu quả.
Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đã giải ngân 100% vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, qua đó, giúp người dân có thêm nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nguồn vốn ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh đã giúp các đơn vị tiếp tục duy trì chuỗi sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong thời điểm nhiều bất lợi do đại dịch COVID-19.
Nguồn vốn vay trả lương ngừng việc sẽ giúp các doanh nghiệp Hà Tĩnh giảm bớt áp lực về kinh tế trong thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Với phương châm vận động đi đôi với hỗ trợ, Hội Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế từ chính tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hà Tĩnh đã được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển HTX Trung ương và địa phương.
Anh Đặng Hữu Phượng (xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh) tàn tật bẩm sinh, mồ côi cha mẹ từ khi 4 tuổi. Vợ chồng anh đã nỗ lực vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế.
Nắm vững quy chế cho vay đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh, các bước lập hồ sơ, thủ tục vay vốn gắn với dự án đầu tư là cơ sở để các HTX, quỹ tín dụng nhân dân (TDND) dễ dàng tiếp cận nguồn vay.
Gần 70 năm tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng, ông Trần Đạo Chung - Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) Ninh Hà (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực xóa các hình thức tín dụng đen, giúp người dân quê hương thoát nghèo.
20 năm đồng hành với người dân xã thuần nông, đến nay, Quỹ TDND Cẩm Yên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thu hút gần 100% hộ dân trên địa bàn tham gia, dư nợ đến đầu tháng 10/2019 đạt hơn 70 tỷ đồng.
Dư nợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay là 10,93 tỷ đồng. Đến nay, đã có 10,33 tỷ đồng vốn vay được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ để hỗ trợ người chăn nuôi.
Chiều 9/9, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà dẫn đầu đoàn công tác của HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Việt Nam có buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh.
Với sự hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) giai đoạn 2016 – 2019, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo đó cũng giảm từ 11,95% (năm 2016) xuống còn 5,02% vào cuối tháng 8/2019.
Tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), 3.769 hộ dân vùng bãi ngang huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên từng bước làm giàu.
Sáng 24/6, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đồng chủ trì họp với các sở ngành, địa phương liên quan nghe và cho ý kiến về công tác phúc tra, rà soát hộ nghèo và các giải pháp, chính sách giảm nghèo.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), đến nay, Hà Tĩnh đã trích nguồn ngân sách 39,4 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng, trang thiết bị cho các hợp tác xã (HTX).
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, dư nợ ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo toàn tỉnh đến thời điểm này đạt 2.550,5 tỷ đồng, tăng hơn 69 tỷ đồng so với cuối năm 2018.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tính đến thời điểm này, dư nợ các chương trình chính sách xã hội của huyện Kỳ Anh lớn nhất tỉnh, đạt hơn 490,438 tỷ đồng, chiếm trên 11,2% tổng dư nợ toàn tỉnh.
Từ 1/3/2019, Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh sẽ nâng mức cho vay đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ với thời hạn cho vay tối đa 10 năm. Có nghĩa, cả hạn mức cho vay và thời gian dư nợ đối với hộ nghèo đều tăng gấp 2 lần. Đây được xem là cơ hội cho người nghèo bứt phá.
Tính đến thời điểm này, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh đã thẩm định cho 187 lượt dự án vay vốn với doanh số cho vay là 60,153 tỷ đồng, dư nợ hiện tại đạt 22,6 tỷ đồng.
Vài năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh, những biển hiệu quảng cáo “cầm đồ” dần vắng bóng và thay vào đó là các biển hiệu “tư vấn tài chính”, “hỗ trợ tài chính”… Mới đây, cơ quan chức năng đã “cất mẻ”, và đằng sau vỏ bọc ấy là những dấu hiệu của hoạt động tín dụng đen…