Có vốn Agribank, người dân Đức Thọ tự tin làm giàu

(Baohatinh.vn) - Nguồn vốn từ Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành điểm tựa để người dân huyện Đức Thọ mạnh dạn thay đổi tư duy, xây dựng mô hình kinh tế hàng hóa.

Với mong muốn phát triển kinh tế ngay trên chính mảnh đất quê hương, năm 2015, anh Bùi Hồng Lĩnh (trú thôn Tân Tiến, xã An Dũng) đã xây dưng trang trại chăn nuôi lợn thịt liên kết trên diện tích 5 ha. Xác định đầu tư bài bản nên ngay từ đầu, gia đình anh quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô 3 chuồng nuôi hiện đại với tổng mức đầu tư lên đến 8 tỷ đồng.

Có vốn Agribank, người dân Đức Thọ tự tin làm giàu

Trang trại chăn nuôi lợn liên kết của gia đình anh Bùi Hồng Lĩnh (thôn Tân Tiến, xã An Dũng).

Anh Bùi Hồng Lĩnh nhớ lại: “Lúc mới khởi nghiệp, chúng tôi đối mặt không ít khó khăn, đặc biệt là thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính nguồn vốn vay 3 tỷ đồng từ Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ (thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) đã giúp tôi tự tin với những quyết định của mình. Có vốn, hạ tầng được xây dựng khang trang, trang trại đi vào liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam quy mô 2.000 con lợn thịt/lứa. Đến nay, trang trại phát triển bền vững, mỗi năm lãi ròng 1,5 tỷ đồng”.

Cũng theo anh Bùi Hồng Lĩnh, trong những thời điểm khó khăn như: giá lợn hơi giảm sâu, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao hay ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ đã hỗ trợ kịp thời bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ..., giúp trang trại sớm vượt qua khó khăn, ổn định phát triển.

Có vốn Agribank, người dân Đức Thọ tự tin làm giàu

Đến thời điểm này, tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ đạt gần 1.600 tỷ đồng.

Cho đến bây giờ, ông Nguyễn Văn Minh (thôn Bến Đền, xã Trường Sơn) vẫn nhớ như in những ngày đầu lập nghiệp. Đó là năm 2006, sau nhiều năm buôn bán, ông quyết định trở lại với nghề mộc mà cha ông để lại. Bắt đầu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ với các hạng mục gia công cửa, cầu thang... các công trình dân sinh, đến nay cơ sở mộc của ông đã có tiếng trong và ngoài vùng với nhiều công trình nhà gỗ quy mô.

Ông Nguyễn Văn Minh cho hay: “Do chưa dạn dày kinh nghiệm và còn thiếu vốn nên một thời gian dài tôi vẫn quanh quẩn với lối làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Đến năm 2013, khi lãnh đạo của Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ động viên vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, tôi mới mạnh dạn thay đổi tư duy, chuyển hướng làm ăn quy mô, bài bản. Với lần vay đầu tiên 150 triệu đồng, dần dần những món vay tăng lên hàng tỷ đồng đã giúp cơ sở của chúng tôi lớn mạnh trên thương trường. Đến nay, mỗi năm tôi nhận làm hơn 30 nhà gỗ các loại với doanh thu hơn 20 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ sở của tôi còn tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương với mức lương khá”.

Có vốn Agribank, người dân Đức Thọ tự tin làm giàu

Cơ sở mộc của ông Nguyễn Văn Minh (xã Trường Sơn) lớn mạnh nhờ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ.

Trang trại của anh Bùi Hồng Lĩnh, cơ sở mộc quy mô của ông Nguyễn Văn Minh là 2 trong số hàng trăm mô hình kinh tế của huyện Đức Thọ được Agribank tiếp vốn phát triển. Điều đáng nói, không chỉ mạnh dạn cho vay vốn, Agribank còn gợi mở cho khách hàng những phương án sản xuất, kinh doanh khả thi dựa trên tiềm năng, lợi thế từng vùng miền cũng như tiềm lực kinh tế của chính khách hàng vay vốn.

Ông Hoàng Ngọc Minh - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh (Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ) cho biết: “Tổng dư nợ của đơn vị đến thời điểm này đạt gần 1.600 tỷ đồng với gần 6.000 khách hàng vay vốn. Với thủ tục cho vay linh hoạt, nguồn vốn của Agribank đã đến rộng rãi với mọi đối tượng khách hàng. Từ đây, hàng trăm mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn, mô hình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã ra đời, cho hiệu quả kinh tế cao, đóng góp quan trọng vào chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”.

Có vốn Agribank, người dân Đức Thọ tự tin làm giàu

Cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ thường xuyên nắm bắt tâm tư của khách hàng để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Được biết, thời gian qua, ngoài nguồn vốn vay thông thường, Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ còn đẩy mạnh truyền thông về các chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất như: chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ; các chương trình cho vay theo các quyết định hỗ trợ lãi suất của tỉnh Hà Tĩnh như: cho vay hỗ trợ lãi suất theo các nghị quyết: 51/2021/NQ-HĐND, 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Quyết định số 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh... Qua đó, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận vốn lãi suất ưu đãi, đầu tư phát triển các mô hình kinh tế tiềm năng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.