Agribank Hà Tĩnh II “đỡ đầu” nông dân làm giàu từ nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Với mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II luôn ưu tiên cho nông dân vay vốn, hình thành các mô hình nông nghiệp quy mô, doanh thu cao.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, năm 2003, gia đình chị Nguyễn Thị Thu và các thành viên trong xã Cẩm Minh (Cẩm Xuyên) thành lập hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (gọi tắt là HTX Minh Lộc).

Mong muốn mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động trong lĩnh vực vận tải, năm 2006, HTX “gõ cửa” Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên vay vốn và được chấp thuận cho vay 300 triệu đồng.

Agribank Hà Tĩnh II “đỡ đầu” nông dân làm giàu từ nông nghiệp

Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên tiếp sức cho HTX Minh Lộc hình thành trang trại quy mô lớn.

Tiếp đó, khi tỉnh có chủ trương hỗ trợ xây dựng các trang trại lợn nái, năm 2012, HTX Minh Lộc “khởi động” ngành nghề mới. Ngặt nỗi, hồi đó, vốn góp của các thành viên còn khiêm tốn, HTX lại mạnh dạn đề nghị Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên tài trợ vốn để phát triển trang trại.

Chị Nguyễn Thị Thu - Đại diện HTX Minh Lộc nhớ lại: “Lúc mới bắt tay vào chăn nuôi, chúng tôi rất “khát vốn”, vay mượn khắp nơi vẫn không đủ tiền đầu tư. 4,5 tỷ đồng mà Agribank giải ngân từ 10 năm trước giúp HTX đặt những viên gạch đầu tiên để hình thành trang trại quy mô lớn. Có vốn, HTX xây dựng chuồng trại khép kín hiện đại rồi mua con giống từ nước ngoài. Lứa này gối lứa kia, đơn vị “ăn nên làm ra” và tạo đựng được cơ ngơi như hôm nay với quy mô 400 con nái, trên 1.000 con lợn thịt/lứa, doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm. Ngoài ra, còn tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương với mức lương từ 8 – 12 triệu đồng/tháng”.

Trong hành trình phát triển, HTX Minh Lộc luôn được Agribank đồng hành, hỗ trợ. Năm 2021, khi đơn vị đầu tư nâng cấp sàn lót chăn nuôi và “thử sức” ở lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng được Agribank cho vay 1,5 tỷ đồng. Với những bước đi vững chắc, HTX đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 là 15 tỷ đồng.

Agribank Hà Tĩnh II “đỡ đầu” nông dân làm giàu từ nông nghiệp

Dự nợ nông nghiệp, nông thôn của Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II chiếm 85%/tổng dư nợ.

HTX Minh Lộc là 1 trong 9.600 khách hàng đang được Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên tiếp vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ông Nguyễn Phi Long – Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tiếp cận vốn, nhất là vốn giá rẻ cho mục đích đầu tư xây dựng các mô hình nông nghiệp quy mô. Hiện nay, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 2.500 tỷ đồng (đã vượt kế hoạch giao trong năm 2022)”.

Tại huyện Hương Khê, Agribank cũng luôn hỗ trợ để người dân có đủ tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực là thế mạnh vùng miền như: trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi trang trại…

Agribank Hà Tĩnh II “đỡ đầu” nông dân làm giàu từ nông nghiệp

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Hương Khê thăm vườn bưởi của gia đình chị Trần Thị Hải (xã Hương Trạch).

Hơn 20 năm gắn bó với cây bưởi Phúc Trạch thì đã 16 năm gia đình chị Trần Thị Hải (thôn Tân Hương, xã Hương Trạch) được Agribank đồng hành tiếp vốn. Gói này trả lại vay gói khác, đến nay, nguồn vốn ngân hàng đã giúp gia đình chị Hải sở hữu 3 vườn bưởi Phúc Trạch, lợi nhuận trên 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, 7 ha keo tràm, cứ 7 năm gia đình thu hoạch, cho lãi ròng trên 400 triệu đồng.

Chị Hải chia sẻ: “Chúng tôi hiện còn nợ Agribank hơn 1,3 tỷ đồng. Trước đây, kinh tế gia đình khó khăn. Có ngân hàng đầu tư phát triển nông nghiệp, chúng tôi đã nâng cao được chất lượng cuộc sống, làm nhà, mua xe, nuôi các con ăn học đàng hoàng”.

Theo Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Hương Khê Đặng Xuân Hải, địa phương đang dồn sức xây dựng huyện nông thôn mới. Bởi vậy, Chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng cho người dân phát triển các mô hình kinh tế với dư nợ đến thời điểm này trên 1.500 tỷ đồng, trong đó 98% là dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vừa qua, đơn vị đã chủ động rà soát, giảm lãi suất cho vay nhằm giảm bớt phần nào gánh nặng kinh tế cho khách hàng.

Agribank Hà Tĩnh II “đỡ đầu” nông dân làm giàu từ nông nghiệp

Agribank Hà Tĩnh II ưu tiên tín dụng cho các xã xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm "

Cùng với Cẩm Xuyên, Hương Khê, thời gian qua các chi nhánh trực thuộc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II đều đẩy mạnh công tác truyền thông về các chính sách, ưu tiên nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.

Ông Võ Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II khẳng định: “Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nên hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh những tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt. Tổng dư nợ đến nay đạt 12.231 tỷ đồng (tăng trên 1.956 tỷ đồng so với cuối năm 2021) với 45.676 khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 85%/tổng dư nợ.

Nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã phát huy hiệu quả, tạo nguồn lực để hình thành hàng nghìn mô hình kinh tế tiềm năng, trong đó có nhiều mô hình cho doanh thu hàng tỷ đồng/năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và đóng góp quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.