Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH tỉnh đã giúp hàng ngàn hội viên, nông dân Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ông Phạm Anh Đức – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh cho biết: “Huyện Kỳ Anh là địa phương có dư nợ chính sách ủy thác qua Hội Nông dân lớn nhất tỉnh với 222 tỷ đồng (chiếm 34,6% tổng dư nợ) với trên 4.200 khách hàng còn dư nợ. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh đã ký ủy thác với 14 tổ chức Hội Nông dân cấp xã và ủy nhiệm qua 113 tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhờ quy trình thẩm định, cho vay đảm bảo công khai, đúng đối tượng gắn với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên nên hội viên, nông dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, nhiều hộ vượt khó, thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.

Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Gia đình bác Phạm Đức đang vay vốn chương trình giải quyết việc làm để đầu tư mô hình vườn - ao - chuồng.

Gia đình bác Phạm Đức (thôn Đồng Trụ Đông, xã Kỳ Đồng) đang sở hữu vườn mẫu với nhiều loại cây trái và ao cá, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Mô hình kinh tế tiềm năng này của gia đình có sự tiếp sức của Ngân hàng CSXH.

Bác Đức cho hay: “Trước đây, vườn rộng nhưng chủ yếu là cây tạp, không có nguồn thu, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, chúng tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển kinh tế. Nhà tôi hiện đang vay 50 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm để tiếp tục xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng. Trong đó, sản phẩm chủ lực vẫn là ổi lê Đài Loan, mang về nguồn thu khá, giúp gia đình có “của ăn của để”, nâng cao chất lượng cuộc sống".

Nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh cũng đang “tiếp sức” cho mô hình nuôi bò thịt của gia đình anh Trần Văn Hiệp (thôn Đồng Trụ Tây, xã Kỳ Đồng) ngày càng lớn mạnh.

Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của gia đình anh Trần Văn Hiệp (xã Kỳ Đồng).

“Chúng tôi đã gắn bó với Ngân hàng CSXH từ những ngày đầu thành lập mô hình chăn nuôi. 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm mà tôi vừa tiếp cận đã tạo thêm nguồn lực để phát triển quy mô đàn nuôi. Hiện nay, gia đình đang sở hữu 5 con bò sinh sản, 14 con bò thịt, mang về nguồn thu trên 300 triệu đồng mỗi năm” - anh Trần Văn Hiệp chia sẻ.

Thực tế cho thấy, những chương trình tín dụng chính sách như: cho vay ưu đãi hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… của Ngân hàng CSXH thực sự đã giúp cho hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Hà Tĩnh.

Tại huyện Thạch Hà, thông qua sự ủy thác của Hội Nông dân, gần 3.900 hội viên, nông dân đang chủ động tiếp cận nguồn vốn chính sách từ nhiều chương trình khác nhau. Gia đình chị Phạm Thị Toàn (thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn) là một trong số đó.

Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Gia đình chị Phạm Thị Toàn (áo đỏ) đã thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng CSXH.

Sau nhiều năm vay vốn chương trình hộ nghèo, hiện nay, gia đình chị Toàn đang dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà 45 triệu đồng.

Chị Toàn chia sẻ: “Lãi suất vay ưu đãi, thời gian vay vốn khá dài nên gia đình yên tâm khi tiếp cận các chương trình tín dụng chính sách. Ngoài ra, trong thời gian bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vừa qua, chúng tôi được Ngân hàng CSXH giảm lãi suất cho vay. Hiện nay, ngoài chăn nuôi bò thịt là lĩnh vực chủ lực, gia đình còn trồng cây ăn quả, nuôi cá, đem về nguồn thu khá. Có thể nói, nhờ nguồn vốn chính sách mà gia đình đã mạnh dạn đầu tư, từng bước thoát nghèo, có điều kiện nuôi các con ăn học”.

Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Nhờ vốn chính sách, hàng nghìn hội viên, nông dân Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế.

Ông Hoàng Ngọc Tuệ - Tổ trưởng tín dụng, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thạch Hà thông tin: “Tổng dư nợ của đơn vị hiện đạt trên 552 tỷ đồng với trên 11.000 khách hàng đang tham gia vay vốn thuộc 13 chương trình tín dụng; trong đó dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân đạt trên 188 tỷ đồng. Với 118 tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý, nguồn vốn được cho vay đúng đối tượng, sử dụng cơ bản đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao”.

Cũng theo ông Hoàng Ngọc Tuệ, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà đã chủ động rà soát, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người vay vốn kịp thời trước tác động xấu của đại dịch COVID-19. Cụ thể như: thực hiện giảm 10%/tổng lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách (áp dụng các tháng 10,11,12 năm 2021) theo Quyết định số 1990/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/11/2021 với tổng số tiền miễn giảm trên 1 tỷ đồng. Đồng thời, từ 1/1/2022 đến 31/12/2023, đơn vị thực hiện hỗ trợ giảm 2% lãi suất đối với các món vay phát sinh (trừ chương trình nhà ở xã hội) theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31/1/2022 của Chính phủ.

Vốn chính sách “tiếp sức” để nông dân Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận các chương trình tín dụng chính sách.

Ngoài huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, các chương trình tín dụng chính sách cũng đã kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên, nông dân các địa phương trong toàn tỉnh đầu tư phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Theo số liệu từ Ngân hàng CSXH tỉnh, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn Hà Tĩnh đến cuối tháng 4/2022 là 5.440 tỷ đồng với trên 103.000 khách hàng. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân Hà Tĩnh lớn nhất so với các Hội đoàn thể với dư nợ đến nay đạt trên 1.954 tỷ đồng (chiếm gần 36% trong tổng dư nợ). Nguồn vốn từ nhiều chương trình tín dụng đã giúp hàng nghìn hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất – kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm trong khi các mặt hàng dầu quay đầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Sau khi giá vàng thế giới phá kỷ lục vào ngày 30/10, giá vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh vượt mốc giá 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng cũng tăng thêm 1 triệu đồng/lượng.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.
Hiện đại hóa nghề làm bánh đa nem ở TP Hà Tĩnh

Hiện đại hóa nghề làm bánh đa nem ở TP Hà Tĩnh

TP Hà Tĩnh đang tích cực xây dựng thương hiệu bánh đa nem với mục tiêu đưa việc áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.