Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Anh Đặng Hữu Phượng (xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh) tàn tật bẩm sinh, mồ côi cha mẹ từ khi 4 tuổi. Vợ chồng anh đã nỗ lực vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế.

Những tháng ngày khốn khó

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

Chị Phan Thị Hải rơm rớm nước mắt kể về những ngày gian khó.

Sinh ra không được bình thường như bao người khác, anh Đặng Hữu Phượng (SN 1976) mắc chứng bệnh thiếu màng cứng vỏ não, cơ thể anh cũng không thể phát triển bình thường như bạn bè cùng lứa. Mồ côi cha mẹ từ khi lên 4 tuổi, mỗi ngày đi qua của cuộc đời anh là một ngày tăm tối.

Mặc cảm với số phận, anh không tiếp xúc nhiều với bạn bè, chỉ sống quanh quẩn ở nhà, có ai thuê gì thì làm nấy nhưng thường tiền công không đáng kể vì anh không làm được việc nặng. Cuộc sống chủ yếu dựa vào sự chăm sóc của anh, chị và hàng xóm. Đến năm 2014, được bạn bè giới thiệu, chị Phan Thị Hải ở xã bên (xã Hòa Hải) chấp nhận về làm vợ anh.

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

Căn nhà ở kiên cố hiện nay của gia đình anh Phượng là công sức của cả thôn xóm.

Rơm rớm nước mắt, chị Hải nhớ về những ngày đầu làm dâu: Thương anh Phượng nên tôi chấp nhận về sống cùng anh. Những ngày đầu, cuộc sống trăm bề khổ sở. Túp lều tranh khi đó rách tứ tung, không có lấy một chỗ nguyên vẹn, trong vườn không có gì đáng giá. Đến khi tôi sinh cháu đầu thì túp lều cũng đổ sụp.

Thương gia cảnh khốn khó, cả thôn, các anh, chị đều bàn vợ chồng vay mượn mua lấy căn nhà gỗ. Chúng tôi tìm được 1 ngôi nhà cũ giá rẻ, cả tiền ngói mới là khoảng 40 triệu đồng. Mua được nhà, cả xóm vui mừng đến góp sức dựng nhà, rồi sau đó người cho gạo, người cho muối mắm để giúp cả nhà sống qua ngày.

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

Hằng ngày, anh Phượng đi kiếm lá cây khô về để ủ gốc bưởi, giúp cây chống nắng hạn.

“Ngay như tết vừa rồi, gia đình được nhận 200 nghìn tiền quà tết và 180 nghìn đồng hỗ trợ tiền điện. Chưa kịp sắm sửa gì thì con ốm, số tiền 380 nghìn đồng phải dành ra để mua thuốc, điều trị cho con, vợ chồng chỉ đủ mua gói bánh thắp hương cho ông bà tổ tiên. Chúng tôi ăn tết chỉ với một cặp bánh chưng của hàng xóm biếu” - chị Hải tâm sự.

Quả ngọt mùa đầu

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

Đến nay, anh chị có gần 100 cây cam, bưởi bắt đầu ra quả bói.

Bỏ qua mặc cảm, từ ngày có vợ, có con, anh Phượng biết lo lắng hơn, sống có trách nhiệm hơn. Có người cùng chia sẻ, đôi vợ chồng bàn với nhau cách vượt qua khốn khó.

Anh Phượng kể, ban đầu, vườn ông bà để lại chủ yếu trồng cây chè, muốn trồng cây khác thì phải đào hết gốc chè, cây tạp, nhưng bản thân tôi thì không đủ sức. Năm 2016, biết gia đình muốn vượt khó, một lãnh đạo xã Phúc Đồng đứng ra thuê máy xúc cải tạo vườn giúp chúng tôi với lời hẹn: “khi nào có tiền thì trả”.

Có đất rồi, được chú làm bên mặt trận thôn cho vay cây giống, 2 vợ chồng trồng được 100 cây cam chanh và bưởi Phúc Trạch. Từ khi đó, vợ thì kiếm việc làm thuê vừa nuôi con, vừa trả nợ, chồng ở nhà chăm sóc vườn cây.

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

Ngoài ra, anh chị còn vay vốn để nuôi thêm trâu...

“Chúng tôi còn làm thêm 5 sào lúa. Lúa của gia đình nhưng công sức là của anh em, bà con cả. Có người thì giúp cày ruộng, người thì giúp thu hoạch, có khi cả chục người trong hội Phụ nữ xã đến giúp làm công” – chị Hải chen lời.

Mới đây, làng xóm, các tổ chức còn đến động viên, bàn với gia đình vay vốn để phát triển kinh tế. Được hưởng ưu đãi, vợ chồng anh Phượng đã vay 50 triệu đồng làm chuồng, mua thêm một con trâu, đàn gà hơn 100 con để chăn nuôi. Mặc dù vẫn còn khó khăn, nợ nần nhưng cuộc sống của anh chị đã được cải thiện hơn trước nhiều lần.

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

... và 100 con gà.

Nói về những mơ ước của mình, anh Phượng cho biết: “Tôi chỉ mong có đủ tiền để mua một cái máy bơm tưới nước cho cam, bưởi, nắng hạn quá mà không tưới được sợ cây chết mất”.

Giấc mơ của chị Hải thì lớn hơn: “Tôi ước có đủ tiền để đưa chồng đi khám bệnh. Mấy lần bàn với chồng vay mượn tiền đi khám nhưng anh đều gạt đi bởi anh sợ biết bệnh rồi thì lấy tiền đâu mà chữa?.”

Đôi vợ chồng khiếm khuyết và ước mơ gây dựng vườn bưởi đặc sản Hà Tĩnh

300 quả bưởi mùa đầu không chỉ là tài sản mà còn là niềm tin để anh chị thực hiện những ước mơ của mình.

Đến bây giờ, sau hơn 4 năm chăm sóc, vườn cam, bưởi đã ra quả mùa đầu, riêng bưởi Phúc Trạch có hơn 300 quả. 300 quả bưởi này không chỉ là gia tài của anh chị mà còn mang niềm tin, hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn…

Chủ đề Nhịp cầu nhân ái

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.